QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KÌ
- 1 Các văn bản quy định quan trắc môi trường định kì
- 2 Mục đích quan trắc môi trường định kì
- 3 Đối tượng cần quan trắc môi trường định kì
- 4 Nội dung thực hiện quan trắc môi trường định kì:
- 5 Các phương pháp quan trắc môi trường định kì:
- 6 Quy trình thực hiện quan trắc môi trường định kì do Trung tâm CRS VINA thực hiện
- 7 Hồ sơ cần cung cấp:
- 8 PHÒNG AN TOÀN VÀ QUAN TRẮC AN TOÀN CRS VINA ETECH
Môi trường sống hiện nay ở nước ta đang bị đe dọa bởi nhiều tác động từ con người. Chủ yếu là từ hoạt động sản xuất của con người có phát sinh chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì thế để đảm bảo môi trường sống, chúng ta cần có ý thức hơn nữa, chung tay góp phần bảo vệ môi trường, đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta.
Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng nhà nước, thì chủ doanh nghiệp đầu tư, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành quan trắc môi trường định kì.
Quan trắc môi trường định kì là hoạt động giám sát chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà,… khi đi vào hoạt động. Trong đó tần suất quan trắc, vị trí quan trắc và thống số quan trắc môi trường định kì được thực hiện theo nội dung của đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
Các văn bản quy định quan trắc môi trường định kì
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược.
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Quy định về báo cáo hiện trạng môi trường.
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT Quy định về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp.
Mục đích quan trắc môi trường định kì
- Nhằm theo dõi số liệu quan trắc các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước, không khí, độ ẩm, nhiệt độ,.. của mỗi cơ sở.
- Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe của công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng như người dân xung quanh.
- Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đề xuất phương án xử lí hợp lí.
Đối tượng cần quan trắc môi trường định kì
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kì áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường.
Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… có giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Đán giá tác động môi trường.
Nội dung thực hiện quan trắc môi trường định kì:
- Báo cáo các thông tin chung về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, các thay đổi trong quá trình hoạt động sản xuất 6 tháng gần nhất.
- Định kì đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số về không khí xung quanh, khí thải công nghiệp, nước thải. Với tần suất đo đạc, lấy mẫu 3 tháng/lần;
- Nhận xét kết quả, doanh nghiệp cam kết khắc phục hoặc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường (trong trường hợp kết quả không đạt).
Các phương pháp quan trắc môi trường định kì:
- Quan trắc môi trường không khí ngoài trời, tiếng ồn và độ rung.
- Đối với môi trường không khí: lấy mẫu và đo hiện trường dựa vào quy chuẩn kĩ thuật quốc gia hiện hành tương ứng
- Đối với tiếng ồn: tuân theo TCVN 7878
- Đối với độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 – rung và chấn động – rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-phương pháp đo.
- Quan trắc môi trường nước mặt lục địa
- Quan trắc môi trường nước dưới đất
- Quan trắc môi trường nước biển
- Quan trắc chất lượng nước mưa
- Quan trắc nước thải
- Quan trắc khí thải
- Quan trắc môi trường đất
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường định kì do Trung tâm CRS VINA thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ cử nhân viên đến để khảo sát các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường,… . Đông thời xác định nguồn ô nhiễm phát sinh như các nguồn thải.
Bước 2: Lấy mẫu nguồn thải gây ô nhiễm để đo đạc các thông số về độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng. Tùy vào ngành nghề hoạt động của công ty lấy mẫu.
Bước 3: đem phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Thực hiện việc đo đạc, thống kê thông số đặc trưng của mẫu chất thải…
Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lí nguồn ô nhiễm đã và đang sử dụng, qua đó đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm như thế nào đối với môi trường, con người xung quanh. Tiến hành xây dựng các hệ thống xử lí nguồn thải, xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
Bước 5: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục. Cam kết thực hiện và vận hành các biện pháp xử lí ô nhiễm.
Bước 6: chúng tôi thực hiện viết báo cáo cho doanh nghiệp. Chúng tôi yêu cầu khách hàng cung cấp một số giấy tờ liên quan kết hợp với mẫu đã phân tích tại phòng thí nghiệm, nhân viên viết bài sẽ tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kì theo thông tư 43.
Bước 7: Hoàn thành hồ sơ và gửi khách hàng kí. Sau đó gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Hồ sơ cần cung cấp:
- Giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y có công chứng)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ hệ thống xử lí ô nhiễm đã thực hiện
- Biên lai tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất của doanh nghiệp
- Tùy vào doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm các loại giấy tờ khác.
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động bắt buộc đối với mỗi cơ sở, doanh nghiệp,….Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện quan trắc môi trường định kỳ.
Tự hào là đơn vị thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho nhiều đối tác khách hàng trong nước và nước ngoài. CRS VINA chắc chắn sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất cho Quý doanh nghiệp. Quá trình nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật, chi phí hợp lý.
Quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ
PHÒNG AN TOÀN VÀ QUAN TRẮC AN TOÀN CRS VINA ETECH
Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
– Quan trắc môi trường định kỳ
– Quan trắc môi trường lao động Nghị định 44/2016
– Chứng nhận ISO 9001; ISO 14001; ISO 22000…
– Kiểm định an toàn thiết bị
– Kiểm tra nối đất, nối không, kiểm tra hệ thống chống sét
– Huấn luyện an toàn lao động – VSLĐ NĐ 44/2016 & NĐ 140/2018
– Huấn luyện an toàn hóa chất NĐ 113/2017
– Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn,
– Chứng nhận sản phẩm hợp quy
– Công bố sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ.
– Chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC (FSC-CoC/FM/CW)