Home / Dịch vụ / Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao những tai nạn lao động lại xảy ra thường xuyên đến vậy, ngay cả trong những doanh nghiệp được cho là an toàn? Hàng năm, hàng ngàn người lao động trên toàn thế giới phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do tai nạn lao động gây ra. Theo quy định, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều phải tiến hành đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đây là một yêu cầu bắt buộc nhằm chủ động phòng ngừa.

Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc (2)
Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc là gì?

Đánh giá rủi ro an toàn là quá trình xác định, nhận diện, phân tích và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tiềm ẩn tại nơi làm việc, nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố không mong muốn khác.

Danh mục các ngành nghề cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT/BLĐTBXH, danh mục ngành nghề cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc gồm 11 ngành nghề:

Sản xuất kim loại, các sản phẩm chế tác từ kim loại.

Sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu khoáng phi kim.

Thi công công trình xây dựng.

Đóng và sửa chữa tàu thuyền.

Vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Khai khoáng, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất than cốc.

Sản xuất, phân phối và truyền tải điện.

Bảo quản, chế biến hải sản và các sản phẩm khác từ thủy hải sản.

Sản xuất sản phẩm may, dệt, da, giày.

Tái chế phế liệu.

Sản xuất sản phẩm từ plastic, cao su, sản xuất từ hóa chất

Quy trình đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Thành lập nhóm đánh giá: Gồm đại diện người lao động, quản lý, chuyên gia an toàn (nếu có).

Nhận diện, xác định các yếu tố nguy hiểm bằng cách quan sát trực tiếp, phỏng vấn người lao động, tham khảo tài liệu liên quan để xác định các mối nguy hiểm, nguy cơ tiềm ẩn tại nơi làm việc. Xác định những đối tượng bị ảnh hưởng nếu có sự cố xảy ra.

Đánh giá mức độ rủi ro: Xác định khả năng xảy ra sự cố và mức độ nghiêm trọng của hậu quả.

Ghi chép kết quả đánh giá và theo dõi những mối nguy, rủi ro đã phát hiện.

Xây dựng các biện pháp kiểm soát:

Loại bỏ: Loại bỏ hoàn toàn yếu tố nguy hiểm nếu có thể.

Thay thế: Thay thế bằng một vật liệu, thiết bị hoặc quy trình an toàn hơn.

Kiểm soát kỹ thuật: Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân, hệ thống thông gió,…

Kiểm soát hành chính: Đào tạo, hướng dẫn, quy định quy trình làm việc an toàn.

Thực hiện và giám sát: Đảm bảo các biện pháp kiểm soát được thực hiện đúng và hiệu quả.

Đánh giá lại: Định kỳ đánh giá lại quá trình đánh giá rủi ro để cập nhật các thay đổi.

Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc (1)
Đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc

Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá rủi ro

Các loại hóa chất sử dụng: Tính độc hại, khả năng gây cháy nổ, cách bảo quản.

Thiết bị và máy móc: Kiểm tra đánh giá tình trạng hoạt động, nguy cơ gây chấn thương, tiếng ồn, rung động.

Môi trường làm việc: Quan trắc các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, tiếng ồn.

Các hoạt động sản xuất: Các công đoạn làm việc, khả năng xảy ra sự cố.

Con người: Kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của người lao động.

Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro

Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề nguy hiểm là đảm bảo an toàn cho người lao động, vì vậy việc đánh giá rủi ro là một bước đi không thể thiếu. Và còn là một nghĩa vụ pháp lý mà các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao phải thực hiện.

Không được phép bỏ qua việc đánh giá rủi ro an toàn vì:

Để giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Đánh giá rủi ro không chỉ là một yêu cầu của pháp luật mà còn là một cam kết của doanh nghiệp đối với sự an toàn và sức khỏe của người lao động.

Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe và an toàn của người lao động, góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm.

Ngăn ngừa các sự cố, tai nạn lao động, giảm thiểu chi phí bồi thường, điều trị và khắc phục hậu quả.

Một môi trường làm việc an toàn sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Khi nào cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc?

Thực hiện đánh giá rủi ro an toàn tại nơi làm việc trong các trường hợp sau:

Khi doanh nghiệp, cơ sở chuẩn bị đi vào hoạt động.

Thay đổi quy mô sản xuất: Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng công nhân hoặc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị mới.

Thay đổi quy trình công nghệ: Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất mới, hoặc thay đổi các bước trong quy trình sản xuất hiện tại.

Sử dụng hóa chất, vật liệu nguy hiểm: Khi doanh nghiệp làm việc với các hóa chất độc hại, vật liệu dễ cháy nổ hoặc các yếu tố nguy hiểm khác.

Thay đổi điều kiện làm việc: Khi có sự thay đổi về môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn… ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động.

Đã xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và gây hậu quả nghiêm trọng.

Pháp luật có cập nhật thay đổi quy định đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động thì sẽ đánh giá rủi ro theo quy định mới.

Nhận được yêu cầu từ cơ quan nhà nước: Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tiến hành đánh giá rủi ro.

Định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần cần thực hiện đánh giá lại và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro an toàn là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp và cá nhân người lao động chủ động phòng ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy, hãy luôn hợp tác với công ty để quá trình đánh giá rủi ro được diễn ra một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp cần tư vấn thực hiện đánh giá rủi ro trách nhiệm xã hội, vui lòng liên hệ CRS VINA để được hỗ trợ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Huấn luyện an toàn trong vận chuyển xăng dầu (1)

Huấn luyện an toàn trong vận chuyển xăng dầu

Huấn luyện an toàn trong vận chuyển xăng dầu1 ☘ Tại sao cần Huấn luyện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985