Home / Dịch vụ / Quan Trắc Môi Trường Lao Động / Quy định về quan trắc môi trường lao động

Quy định về quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành việc thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động. Đối chiếu so với mức yêu cầu và từ đó có biện pháp xử lí kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức. Nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô, ngành nghề hoạt động có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lí định kì ít nhất 1 năm 1 lần.

 

Quan trac moi truong lao dong FILEminimizer

 

Tại sao cần phải quan trắc môi trường lao động?

Việc quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động quản lí môi trường lao động của người lao động. Phát hiện những yếu tố nguy cơ gây hại để cải thiện điều kiện làm việc. Trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.

Ngoài ra còn thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường trong lao động tại nơi làm việc, làm căn cứ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe. Phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Không những giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động. Còn giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Các văn bản quy định về quan trắc môi trường lao động

▫️ Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động.

▫️ Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của luật an toàn và quan trắc môi trường lao động.

▫️ Căn cứ Thông tư số 19/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lí vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và cơ quan tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động bên chúng tôi.

Quy định về quan trắc môi trường lao động đảm bảo như sau:

▶️ Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

▶️ Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.

▶️ Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức chúng tôi sẽ lấy mẫu, phân tích bằn phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ điều kiện tiêu chuẩn.

▶️ Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

▶️ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

▶️ Tổ chức quan trắc môi trương lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

▶️ Theo yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền.

▶️ Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động. Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lí do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

▶️ Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo về bộ y tế hoặc sở y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

 

Quy trình thực hiện trắc môi trường lao động

✔️ Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, CRS VINA đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

✔️ Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

✔️ Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không đảm bảo, cơ sở lao động thực hiện như sau:

✔️ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

✔️ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động tại các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

✔️ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về sử dụng người lao động.

lap bao cao quan trac moi truong lao dong FILEminimizer

Quản lí, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động

Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo mẫu 04 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và được lập thành 2 bản: 1 bản gửi cơ sở lao động đã kí hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 1 bản lưu lại tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường bên chúng tôi.

Thời gian lư giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quý khách có nhu cầu và cần tư vấn, thực hiện quan trắc môi trường lao động. Vui lòng liên hệ phòng tư vấn đơn vị CRS VINA

PHÒNG AN TOÀN VÀ QUAN TRẮC AN TOÀN CRS VINA 

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

📍 Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/

📍 Email: lananhcrsvina@gmail.com

📍 Website: https://daotaoantoan.org/

Các lĩnh vực hoạt động:

– Quan trắc môi trường định kỳ

– Quan trắc môi trường lao động Nghị định 44/2016

– Chứng nhận ISO 9001; ISO 14001; ISO 22000…

– Kiểm định an toàn thiết bị

– Kiểm tra nối đất, nối không, kiểm tra hệ thống chống sét

– Huấn luyện an toàn lao động – VSLĐ NĐ 44/2016 & NĐ 140/2018

– Công bố sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ.

– Chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC (FSC-CoC/FM/CW)

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Quy chuan Viet Nam

22/2016/TT-BYT – Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng

22/2016/TT-BYT – Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng1 I. QUY …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985