Home / Dịch vụ / Quan Trắc Môi Trường Lao Động / Điện từ trường trong môi trường lao động

Điện từ trường trong môi trường lao động

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trong môi tường làm việc là điện từ trường. Điện từ trường trong môi trường lao động là gì? Ảnh hưởng của điện từ trường đến người lao động như thế nào? Biện pháp an toàn khi làm việc trong môi trường có điện từ trường công nghiệp tần số cao?

Điện từ trường là gì?

Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường.

Điện từ trường tần số công nghiệp là sóng điện từ có tần số từ 50Hz – 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị dùng điện.

☘ Các nguồn phát sinh điện từ trường tỏng môi trường lao động

Điện từ trường tự nhiên phát sinh từ  mặt trời, mặt trăng, sấm sét,…

Nguồn điện từ trường nhân tạo được sinh ra từ dòng điện và các thiết bị điện tử.

☘ Ảnh hưởng của điện từ trường đối với người lao động

Người lao động tiếp xúc với điện từ trường dù trong thời gian ngắn hay dài đều có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, nội tiết và các hệ cơ quan khác trên cơ thể. .

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh:  trường điện từ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v..

Ảnh hưởng lên hệ thống tuần hoàn: Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu…

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người lao động, đồng thời giảm năng suất lao động.

☘ Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc

Thông tư 21/2016/TT-BYT quy định mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc cụ thể theo bảng sau.

Điện từ trường tần số cao

Tần số

Cường độ điện trường (E) (V/m) Cường độ từ trường (H) (A/m) Mật độ dòng năng lượng (P) (W/cm2)

Thời gian trung bình cho các phép đo (phút)

3KHz – 65KHz 614 24.6 6
>65KHz – 1MHz 614 1.6/f 6
>1MHz – 10MHz 614/f 0.16 6
>10MHz – 400MHz 61 0.16 10 6
>400MHz – 300GHz 61 10 6

☘ Quy định thời gian tiếp xúc trong môi trường điện từ trường

Mức tiếp xúc cho phép với điện trường

Khi người lao động không có thiết bị phòng tránh tác động của điện trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được quy định như sau:

Cường độ điện trường E (kV/m) <5 5≤ E ≤20 20 < E <25 ≥ 25
Thời gian tiếp xúc cho phép (giờ) Không hạn chế (50/E-2).60 10 Không được tiếp xúc

Khi người lao động sử dụng các thiết bị bảo hộ phòng tránh các tác động của điện trường thì thời gian làm việc tại nơi có điện trường được thực hiện theo quy định riêng đối với từng loại thiết bị.

Mức tiếp xúc cho phép với từ trường

Thời gian tiếp xúc cho phép (giờ)

Cường độ từ trường H (A/m)

8 400
<2 4.000

Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường

Tần số

Mật độ dòng năng lượng (P) (µW/cm2) Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày

Ghi chú

10MHz – 300GHz ≤10 8 giờ Thời gian làm việc còn lại trong ngày, mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10 µW/cm2
>10 2 giờ
>100 đến 1000 20 phút

 

Mức cho phép đối với dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc qua cơ thể của điện từ trường

Tần số Dòng điện cảm ứng (mA) Dòng điện tiếp xúc
Qua cả 2 chân Qua từng chân
3kHz – 100kHz 2.000 1.000 1.000
>100kHz – 100MHz 200 100
>100NHz – 300NHz 100

 

☘ Tại sao phải quan trắc điện từ trường trong môi trường lao động?

Theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động thì các cơ sở có người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số công nghiệp phải định kỳ thực hiện quan trắc, đo đạc, đánh giá điện từ trường tối thiểu 01 lần/năm.

Hằng ngày, trong quá trình lao động, sản xuất, người lao động luôn phải tiếp xúc với một nguồn điện từ trường “vô hình”. Chính vì thế, chúng ta cần đo điện từ trường để có thể đánh giá các hoạt động gây ra hoặc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp trong môi trường lao động.

Từ đó, doanh nghiệp có thể có những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng của điện từ trường; đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động. Kịp thời có những giải pháp để bảo vệ sức khỏe người lao động như: cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động,…

Thực tế, dòng điện từ trường tác động lớn và ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể con người.

☘ Trách nhiệm của doanh nghiệp

Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số công nghiệp phải định kỳ tối thiểu 01 lần/năm thực hiện đo, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp.

Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.

Nếu điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động.

☘  Những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc điện từ trường tần số cao

Khi làm việc trong môi trường có điện từ trường tần số cao, người lao động nên giữ khoảng cách xa nhất có thể khỏi các nguồn phát vì cứ khoảng cách xa gấp 2 lần thì tác dụng của điện từ trường giảm đi gấp 4 lần.

Mặc quần áo và các trang bị trống điện từ trường như găng tay, giày, ủng…
Người sử dụng lao động cần trang bị lồng Faraday, lưới, màn hay tấm kim loại và kỹ thuật nối đất để che chắn nhiễu điện từ trường.

Tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào có liên quan đến bức xạ điện từ.

☘  Đơn vị thực hiện quan trắc điện từ trường trong môi trường lao động

Thực tế, các doanh nghiệp, cơ sở không thể tự thực hiện việc quan trắc điện trừ trường trong môi trường làm việc. Theo quy định của pháp luật, các đơn vị có đủ điều kiện tiến hành các biện pháp quan trắc môi trường lao động mới được thực hiện. Vì để thực hiện quan trắc môi trường lao động nói chung và quan trắc điện từ trường nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc, có các thiết bị và kỹ thuật đo lường đặc thù.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Website: https://daotaoantoan.org/

Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

Email: lananhcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường1 Kế hoạch ứng phó sự cố môi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985