Bên cạnh việc quan trắc môi trường do con người thực hiện thì việc lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động được nhiều cơ sở, doanh nghiệp, khu công nghiệp áp dụng. Hệ thống quan trắc tự động các nguồn thải giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi cũng như quản lý.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.
Căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá tác động môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược và Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
Căn cứ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về Bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Căn cứ Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên Môi trường về Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định Đề an bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Đối tượng quản lý hoạt động quan tắc tự động của nguồn thải lớn
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Công Thương, Công An thành phố.
Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý khu Công nghệ cao, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.
Các Quận, Huyện nơi có hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục, trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải và khí thải sau xử lý của chủ nguồn thải lớn.
Các chủ nguồn thải lớn, bao gồm:
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1,000m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát).
Chủ nguồn thải khí công nghiệp thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn, quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất có lưu lượng nước thải 1.000m3/ngày đêm, nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu.
Cơ quan, đơn vị được giao xây dựng, vận hành trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải và khí thải sau khi xử lý.
Quan trắc chất lượng nước
Hệ thống quan trắc tự động nguồn thải
Hệ thống quan trắc tự động là hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục. Được lắp đặt các thông số quan trắc và phải đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu theo quy định hiện hành.
Hệ thống điều hành bao gồm các thiết bị phần cứng và phần mềm dùng để thu nhận, lưu trữ, quản lý dữ liệu của hệ thống quan trắc (nước thải, khí thải tự động), tín hiệu camera, tín hiệu về tình trạng hoạt động của thiết bị đo, cung cấp các cảnh báo cho người sử dụng.
Phối hợp quản lý hoạt động của hệ thống quan trắc
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, các đơn vị phối hợp nhằm quản lý hiệu quả các hệ thống quan trắc. Và quản lý chặt chẽ chất lượng nước thải, khí thải của các chủ nguồn thải lớn trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu quan trắc của hệ thống quan trắc cho các Sở, Ngành. Khi có các yêu cầu, Ban Quản lý các Khu chế xuất và khu Công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, UBND Quận, huyện, chủ nguồn thải lớn có trách nhiệm cử nhân sự tham gia phối hợp kịp thời để xử lý trường hợp số liệu quan trắc vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN).
Các chủ nguồn thải lớn có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các công tác phối hợp được nêu trong Quy định này và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Quan trắc khi thải
Hoạt động chung của hệ thống quan trắc tự động các nguồn thải
Chủ nguồn thải lớn vận hành hệ thống quan trắc và truyền dữ liệu thông qua mạng internet để các đơn vị phối hợp giám sát, quản lý, kiểm tra, khắc phục và xử lý sự cố.
Số liệu quan trắc được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xử lý bằng hệ thống điều hành qua mạng Internet với tần suất tối thiểu là 5 phút/lần, liên tục trong 24 giờ/ngày.
Số liệu quan trắc, tùy theo nhu cầu và chức năng quản lý sẽ được chia sẻ cho Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, UBND quận, huyện.
Trong trường hợp có sự cố, phần mềm sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo (bằng email và tin nhắn) đến Thủ trưởng (cá nhân được ủy quyền) các Sở, Ngành tùy theo chức năng quản lý hay các chủ nguồn thải lớn tương ứng.
Sau khi được xử lý, số liệu quan trắc được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống điều hành của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trách nhiệm xử lý các trường hợp phát sinh liên quan đến số liệu quan trắc tự động.
Trường hợp số liệu quan trắc vượt QCVN có tính chất lặp đi lặp lại và liên tục.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: lấy mẫu và lưu trữ mẫu tại trạm quan trắc thông qua phần mềm điều khiển, đồng thời cảnh báo các bên liên quan phối hợp xử lý.
Chủ nguồn thải lớn có trách nhiệm: kiểm tra và thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân, phương án khắc phục và kết quả khắc phục để theo dõi, giám sát, tạm ngưng hoặc bật lại hệ thống cảnh báo.
Trường hợp không nhận được dữ liệu từ hệ thống quan trắc tự động.
Có dữ liệu nhưng không truyền về Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc mất dữ liệu.
Trường hợp này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo yêu cầu chủ nguồn thải lớn kiểm tra và khắc phục.
Các chủ nguồn thải lớn có trách nhiệm kiểm tra và thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân, phương án khắc phục.
Ngay sau khi phục hòi, hệ thống phải tự động thực hiện truyền các dữ liệu của khoảng thời gian bị gián đoạn về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khi các số liệu bất thường
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo, yêu cầu chủ nguồn thải lớn kiểm tra khắc phục.
Chủ nguồn thải lớn có trách nhiệm kiểm tra và thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân của số liệu:
Nếu số liệu vượt chuẩn: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Nếu số liệu tăng hoặc giảm bất ngờ, đột ngột:
Thì chủ nguồn thải lớn phải tiến hành kiểm tra và thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân, phương án khắc phục.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định tiến hành phân tích mẫu đối với mẫu đã được lấy và lưu trữ tại hệ thống quan trắc khi xảy ra sự cố. Kết quả phân tích mẫu này là cơ sở để thực thi các biện pháp quản lý nhà nước về môi trường đối với chủ nguồn thải lớn.
Trong trường hợp kết quả phân tích vượt Quy chuẩn Việt Nam, thì chủ nguồn thải lớn phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình lấy mẫu và phân tích mẫu.
Trong trường hợp kết quả phân tích mẫu đạt Quy chuẩn Việt Nam, chi phí trong quá trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấy từ ngân sách.
Quá trình thực hiện
Đối với các chủ nguồn thải lớn đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động.
Khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến hệ thống quan trắc theo quy định và trình Sở Tài nguyên và Môi trường để góp ý, kiểm tra và có văn bản xác nhận Trạm quan trắc vận hành chính thức. Truyền số liệu và hình ảnh camera về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giảm sát. Thời gian thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với các chủ nguồn thải lớn chưa thực hiện đầu tư hệ thống quan trắc tự động.
Nhanh chóng đầu tư xây dựng và truyền số liệu, hình ảnh camera về Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian thực hiện theo quy định hiện hành.
Tổ chức thực hiện
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chủ trì trong công tác quản lý, giám sát, cảnh báo đối với hệ thống quan trắc, giám sát công tác quản lý, vận hành các hệ thống quan trắc theo đúng quy định.
Chủ trì trong công tác giám sát các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống quan trắc. Chủ trì công tác khắc phục sự cố của trạm do lỗi kỹ thuật và công tác khắc phục trong trường hợp số liệu vượt QCVN. Ra quyết định tạm ngưng hoặc cho phép xả thải ra môi trường.
Rà soát, thông báo, yêu cầu các chủ nguồn thải lớn trên địa bàn thành phố thực hiện theo các quy định và lộ trình đã được đặt ra trong quy định này.
Chỉ đạp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, lắp đặt thiết bị thu, nhận, lưu trữ dữ liệu bảo đảm đồng bộ, thống nhất với lộ trình đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc của các cơ sở trên địa bàn thành phố.
Chỉ đạo việc quản lý, vận hành và bảo đảm các điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt động của các thiết bị thu, nhận, lưu trữ dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.
Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, giám sát, vận hành và các cảnh báo đối với hệ thống quan trắc tự động theo đúng quy định.
Chỉ đạo thực hiện đánh giá việc quản lý thiết bị quan trắc môi trường của các hệ thống quan trắc trên địa bàn thành phố, định kỳ tối thiểu 1 năm/lần.
Chỉ đạo hướng dẫn, thẩm định về chuyên môn phương án đầu tư, lắp đặt hệ thống quan trắc. Quy trình vận hành hệ thống quan trắc, kiểm tra và đề xuất xác nhận hệ thống quan trắc đủ điều kiện vận hành chính thức.
Thực hiện cung cấp số liệu quan trắc các nguồn thải lớn cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp kiểm tra, giám sát việc vận hành hệ thống quan trắc.
Chủ trì trong công tác hướng dẫn phát tín hiệu cảnh báo đến Thủ trưởng các Sở ngành tùy theo chức năng quản lý hay các chủ nguồn thải lớn tương ứng.
Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
Tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, lắp đặt, nhận, truyền dữ liệu từ hệ thống quan trắc tự động của các nguồn thải lớn cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Trách nhiệm của Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo cho các chủ nguồn thải lớn do đơn vị mình quản lý thực hiện đầu tư, lắp đặt hệ thống quan trắc, và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát công tác đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống quan trắc của Chủ nguồn thải lớn. Phối hơp trong trường hợp số liêu quan trắc vượt QCVN.
Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu Chế Xuất và Công nghiệp, Ban quản lý khu Công nghệ cao.
Chủ trì trong việc kiểm tra, giám sát công tác đầu tư, vận hành hệ thống quan trắc tự động của chủ nguồn thải lớn thuộc phạm vi quản lý. Và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý trong trường hợp số liệu quan trắc vượt QCVN.
Trách nhiệm của UBND các quận huyện
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát công tác đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống quan trắc của Chủ nguồn thải lớn. Phối hơp trong trường hợp số liêu quan trắc vượt QCVN.
Trách nhiệm của chủ nguồn thải lớn
Thực hiện công tác đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống quan trắc theo đúng quy định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác quản lý, vận hành hệ thống quan trắc và các số liệu của hệ thống quan trắc.
Báo cáo định kỳ hàng quý và đột xuất bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.