Home / Huấn luyện sơ cấp cứu / Bản tin tổng hợp / Không quan trắc môi trường lao động phạt bao nhiêu?

Không quan trắc môi trường lao động phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật. (khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Mọi cơ sở lao động đều phải quan trắc môi trường lao động định kỳ ít nhất mỗi năm 01 (Một) lần.

Việc quan trắc môi trường lao động là bắt buộc đối với cơ sở lao động tại Việt Nam. Được quy định trong Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động” và Nghị định 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

 

Doanh nghiệp có thể tự quan trắc môi trường lao động không?

Về lý thuyết là có, TT 19/2011/TT-BYTNĐ 44/2016/NĐ-CP cho phép các cơ sở lao động tự thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như đo kiểm môi trường làm việc tại nơi làm việc của mình.

 

Việc tự quan trắc môi trường lao động yêu cầu sự hiểu biết và kỹ năng cụ thể về vệ sinh lao động và kiểm định kỹ thuật an toàn. Doanh nghiệp nên đảm bảo rằng người thực hiện hoạt động quan trắc có đủ khả năng và kiến thức để thực hiện công việc này một cách đáng tin cậy và chính xác.

1 s2.0 S2772416623000852 ga1 lrg.pdf

Các bước cụ thể để tự quan trắc môi trường lao động tại cơ sở làm việc gồm:

 

  1. Xác định mục tiêu & kế hoạch quan trắc:

    Mục tiêu quan trắc gồm nguy cơ tiềm ẩn, nồng độ các khí độc, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, và các yếu tố khác trong môi trường làm việc (mục tiêu quan trắc có thể thay đổi theo ngành CN và đặc thù môi trường làm việc). Xác định vị trí, phạm vi quan trắc từng khu vực làm việc cùng thời điểm và tần suất quan trắc dự kiến.

  2. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ:

    Các thiết bị quan trắc tối thiểu để tự quan trắc môi trường lao động bao gồm: cảm biến, máy đo khí, máy đo bụi, máy đo nhiệt độ & độ ẩm, ánh sáng kế, máy tính xử lý dữ liệu và các dụng cụ liên quan khác.

    ashtead expands environmental monitoring instrument fleet.pdf

  3. Thực hiện quan trắc:

    Đặt thiết bị quan trắc tại các vị trí cần kiểm tra. Chạy thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo đúng phương pháp và quy trình. Lưu kết quả đo, thông tin vị trí, thời gian, điều kiện môi trường và bất kỳ thay đổi nào trong môi trường làm việc.

  4. Phân tích, đánh giá:

    Xử lý phân tích dữ liệu để đánh giá tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, so sánh kết quả với tiêu chuẩn và ngưỡng an toàn được quy định.

  5. Thực hiện biện pháp cải thiện:

    Dựa trên kết quả quan trắc, nếu vượt quá ngưỡng an toàn cần thực hiện các biện pháp như điều chỉnh quy trình làm việc, trang thiết bị bảo hộ, hệ thống thông gió, hạn chế thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hại, vv. 

  6. Lập báo cáo, cập nhật thường niên:

    Lưu trữ thông tin quan trắc, kết quả đo, biện pháp đã thực hiện và kế hoạch cải thiện. Quan trắc môi trường lao động cần được thực hiện định kỳ để theo dõi cập nhật sự thay đổi của môi trường, nhằm duy trì môi trường làm việc an toàn và đáp ứng các quy định.

 

Lưu ý việc tự quan trắc môi trường lao động đòi hỏi kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực vệ sinh lao động và kiểm định kỹ thuật an toàn. Đối với các doanh nghiệp không có khả năng tự thực hiện, việc hợp tác với các chuyên gia hoặc công ty chuyên về vệ sinh lao động có thể là một giải pháp tốt.

 

Đơn vị nào đủ điều kiện cung cấp hoạt động quan trắc môi trường lao động?

Toàn quốc hiện có hơn 100 cơ sở nhà nước và tư nhân đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động. Chủ yếu gồm các Trung tâm Y tế/ Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường, bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ (Bộ LĐTB&XH), bệnh viện thuộc Bộ ngành và tổ chức có năng lực được Bộ Y tế chỉ định.

 

So sánh ưu điểm của dịch vụ quan trắc môi trường lao động nhà nước và tư nhân?

Đơn vị nhà nước: Doanh nghiệp tư nhân:
  1. Chất lượng và uy tín: được xem là đáng tin cậy do được quản lý và kiểm soát bởi cơ quan chức năng. Tuân theo quy trình chuẩn mực và quy định nghiêm ngặt.

 

  1. Kiến thức chuyên môn: Các đơn vị nhà nước có nguồn nhân lực kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về an toàn lao động và môi trường.

 

  1. Tích hợp với quy định: Thường tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan chức năng, đảm bảo kết quả đo và kiểm tra tuân theo quy trình chính quy và pháp lý.

 

 

  1. Linh hoạt: Có khả năng linh hoạt trong thời gian làm việc, phản hồi nhanh chóng theo nhu cầu và phát triển các giải pháp tùy chỉnh cho từng khách hàng.

 

  1. Hiệu suất: Có thể cung cấp dịch vụ với giá cả cạnh tranh và hiệu suất tốt hơn nhờ tối ưu hóa quy trình và tài nguyên.

 

  1. Hậu mãi: Cung cấp tư vấn 1:1 miễn phí, hỗ trợ thông báo thời hạn quan trắc thường niên và cập nhật các quy định & quy chế thiết yếu về ATLĐ kịp thời tới khách hàng. Hỗ trợ nhanh chóng trong vấn đề thanh tra hoặc cung cấp báo cáo cần thiết khi doanh nghiệp xuất hiện các sự cố an toàn lao động.

 

Công Ty CP Tư Vấn Môi Trường Và Chứng Nhận CRS VINA hiện nằm trong top 10 về hoạt động chuyên ngành An toàn lao động và chứng nhận quy chuẩn sản phẩm tại Việt Nam với hệ thống chi nhánh trải dọc toàn quốc.

Nguồn bài viết: crsvina.com

 

Với bề dày kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn như Canon, Toyota, Nissin, FPT,… tới các doanh nghiệp mới ở địa phương, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý đối tác mọi lúc mọi nơi với chi phí tiết kiệm nhất, đảm bảo tiến độ cao nhất.

Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0903.980.538 / email: moitruongcrsvina@gmail.com để được hỗ trợ 1:1 miễn phí lập tức hoặc đặt lịch hẹn theo nhu cầu.

CRS VINA SEO web

 

5/5 - (2 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

b0e9c8

Khóa huấn luyện Chuyên môn y tế lao động tháng 11 – Thông tư 29/2021/TT-BYT

Khóa huấn luyện Chuyên môn y tế lao động tháng 11 – Thông tư 29/2021/TT-BYT1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985