Home / Huấn luyện sơ cấp cứu / Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

 

 

phan loai yeu to nguy hiem

Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Người lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nơi làm việc

Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nơi làm việc. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố nguy hại đến từng tổ, đội, phân xưởng.

Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố nguy hại cho người lao động được biết.

Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Và các Điều 4, 5, 6, 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.

Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

🔹 Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

🔹 Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

🔹 Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

⭐ Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

▪️ Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.

▪️ Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc.

▪️ Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm tra các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này.

⭐ Xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

▪️ Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Người sử dụng lao động sẽ xác định mục tiêu và đưa ra các biện pháp phù hợp để phòng chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Theo thứ tự ưu tiên sau đây:

▪️ Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu.

▪️Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp  dụng các biện pháp tổ chức, hành chính. Như thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; Quản lý thiết bị, máy móc, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

▪️ Xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

⭐ Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

▪️ Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

▪️ Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 năm/lần. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được kiểm tra đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

▪️ Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung:

🌞 Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc

🌞 Việc sử dụng, bảo quản phương tiện cá nhân. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.

🌞 Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị. vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

🌞 Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp

🌞 Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

🌞 Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.

▪️ Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

🌞 Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

🌞 Kết quả cải thiện điều kiện lao động

Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp.

Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trong được quy đinh tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau:

▪️ Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia. Lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh lân cận.

▪️ Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố. Các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.

▪️ Cách thức, trình tự xử lý sự cố.

Phê duyệt hoặc gửi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy đinh tại Điều 26 Nghị định này.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP TV Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina

Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Email: lananhcrsvina@gmail.com

Website: https://daotaoantoan.org/

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Rate this post

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

b0e9c8

Khóa huấn luyện Chuyên môn y tế lao động tháng 11 – Thông tư 29/2021/TT-BYT

Khóa huấn luyện Chuyên môn y tế lao động tháng 11 – Thông tư 29/2021/TT-BYT1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985