Home / Huấn luyện Phòng Cháy Chữa Cháy / Nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy

Nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy

Theo quy luật khách quan, khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nguy cơ xảy ra cháy, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ngày càng tăng. Cháy có thể xảy ra bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào khi có đủ các yếu tố và điều kiện gây cháy. Khi sự cháy xảy ra không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản, ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đến môi trường đầu tư, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Huấn luyện phòng cháy chữa cháy là bắt buộc với đối tượng được quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, việc tập huấn được thực hiện lần đầu khi các cá nhân thuộc đối tượng phải được huấn luyện PCCC theo quy định, nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy được xây dựng đáp ứng yêu cầu truyền tải các kiến thức liên quan và kỹ năng xử lý khi xảy ra sự cố về cháy nổ, Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy được chia sẻ đưới đây.

☘ Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy

– Một số văn bản quy phạm pháp luật về PCCC & CNCH

– Quy định pháp luật về công tác PCCC đối với cơ sở

– Tổ chức biên chế, chức trách, nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở

a. Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

b. Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

c. Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

d. Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

đ. Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;

noi dung huan luyen phong chay chua chay

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC, xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC

Nằm trong nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy cần Xây dựng kế hoạch tuyên truyền PCCC; đề xuất nội dung, biện pháp tuyên truyền trong cơ sở
+ Nội dung tuyên truyền: Kiến thức pháp luật và kiến thức cơ bản về công tác PCCC; những biện pháp, giải pháp PCCC; thông tin về tình hình cháy, nổ trên địa
bàn; phổ biến kinh nghiệm hay trong công tác PCCC; kết quả công tác PCCC của đơn vị, biểu dương khen thưởng, phê phán hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC…;
+ Biện pháp và hình thức tuyên truyền: Mời Cảnh sát PCCC đến tuyên truyền, nói chuyện về công tác PCCC; thông tin trên hệ thống loa truyền thanh, bảng tin nội bộ; kẻ vẽ tranh, panô, áp phích; phát tài liệu PCCC đến từng CBCVN; đưa nội dung
PCCC vào các cuộc họp, buổi sinh hoạt tập thể….

☘ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo công tác PCCC

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC, phát động phong trào quần chúng PCCC

Tăng cường công tác tự kiểm tra phát hiện và khắc phục sơ hở, thiếu sót về PCCC

Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở và huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Trang bị phương tiện PCCC

Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

☘ Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

Khái niệm phương án chữa cháy: Phương án chữa cháy là toàn bộ dự kiến về công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện chữa cháy và tổ chức chỉ huy chữa cháy trong các tình huống được giả định từ trước nhằm giúp cho lực lượng tham gia giành được thế chủ động trong các hoạt động chữa cháy để đạt được hiệu quả chữa cháy cao nhất.

Yêu cầu xây dựng phương án chữa cháy: Phương án chữa cháy của cơ sở được xây dựng theo mẫu PC17 trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt theo đúng thẩm quyền được quy định. 

☘ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Hướng dẫn sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu: Bình chữa cháy bằng bột, bình chữa cháy bằng khí …

Một số dụng cụ chữa cháy thô sơ: chăn chữa cháy, cát (thùng đựng cát + xẻng xúc cát), 

Hướng dẫn sử dụng một số hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt ; hje thống bằng khí…

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

khóa đào tạo kiểm toán viên năng lượng

Khóa đào tạo kiểm toán viên năng lượng

Khóa đào tạo Kiểm toán viên Năng lượng nhằm mục đích đào tạo đội ngũ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985