Cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ bắt buộc cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Bạn đang hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy? Bạn cần phải có hồ sơ phòng cháy chữa cháy đầy đủ để cơ quan Công an cấp biên bản đã kiểm tra đủ điều kiện an toàn PCCC cho cơ sở. Tuy nhiên bạn đang băn khoăn không biết làm thể nào để xây dựng hồ sơ quản lý về PCCC cho cơ sở mình đạt yêu cầu. vì bạn không có đủ thời gian và kiến thức chuyên môn để dự xây dựng hồ sơ quan lý về phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình. Cùng tham khảo cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy để biết thêm về các trình tự, thủ tục cần thiết.
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ đặc thù mà không phải hộ kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có thể tự làm hoàn chỉnh được. Để soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, nhất là trong xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó phải am hiểu về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thì mới tính toán được các thiết thị phương tiện PCCC cần trang bị cho cơ sở. Kết hợp được hai điều kiện trên thì mới đạt yêu cầu để cơ quan Cảnh sát PCCC kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cho cơ sở.
Các đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy
▪️ Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
▪️ Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy với mọi quy mô.
▪️ Cơ sở sản xuất, gia công, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
▪️ Kho xăng dầu có tổng dung tích 5,000m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600kg trở lên.
▪️ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
▪️ Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh 1,200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên. Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1,000m3 trở lên.
▪️ Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100,000 kW trở lên, nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20,000kWW trở lên, trạm biện áp có điện áp từ 220kV trở lên.
▪️ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.
Các trường hợp cần có hồ sơ PCCC.
Hồ sơ PCCC sẽ tuỳ theo quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở, có các trường hợp cần làm hồ sơ khác nhau. Có 03 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở do cơ quan Cảnh sát PCCC lập toàn bộ để quản lý cơ sở. Áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao (thuộc Phụ lục I Thông tư 66/2014/TT-BCA)
Trường hợp 2: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó nộp Phương án chữa cháy cho Cảnh sát PCCC phê duyệt (Áp dụng với các cơ sở thuộc Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
Trường hợp 3: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, tự phê duyệt phương án chữa cháy (Áp dụng cho các cơ sở không thuộc Phụ lục 2 nêu trên).
Thông thường các chủ sở hữu được cảnh sát yêu cầu tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC là các cơ sở thuộc trường hợp 2 và 3. Trách nhiệm của cơ sở là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ, cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra, phê duyệt, yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ bổ sung nếu làm sai, xử phạt nếu không lập theo quy định.
Thành phần hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở, doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA, quy định hồ sơ quản lý về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ gồm:
🔸 Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy.
🔸 Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
🔸 Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở. Sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy. Vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư.
🔸 Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.
🔸 Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt. Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
🔸 Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy. Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Biên bản vi phạm và quyết định vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy (nếu có).
🔸 Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Sổ theo dõi hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
🔸 Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có)
🔸 Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy đơn giản hơn, bao gồm:
🔸 Nội dung phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng điện.
🔸 Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở.
🔸 Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên.
🔸 Phương án chữa cháy của cơ sở.
🔸 Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.
Quy trình nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Sau khi soạn xong hồ sơ và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy thực tế.
Nộp hồ sơ đến Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy để được kiểm tra và cấp biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy, thành phần quan trọng nhất là phương án chữa cháy của cơ sở. Phương án phải được xây dựng theo đúng quy định thì mới được cơ quan Cảnh sát PCCC chấp nhận. Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014 và theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Quy định hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy cơ sở
Nếu bạn đang hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bắt buộc về PCCC thì cần nắm rõ các quy định về lập hồ sơ quản lý PCCC tại cơ sở để đảm bảo điều kiện PCCC theo quy định.
👉 Theo lĩnh vực hoạt động để đối chiếu với quy định.
👉 Thực hiện trang bị thiết bị PCCC tại cơ sở.
👉 Thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện để được cấp giấy chứng nhận, định kỳ bồi dưỡng kiến thức;
👉 Hồ sơ theo dõi, quản lý điều kiện PCCC tại cơ sở.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về Cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy,