Home / Dịch vụ / Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành

Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản là một ngành mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta vì thế nên danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành luôn là vấn đề được quan tâm. Để chất lượng thủy sản đạt yêu cầu thì nguồn thức ăn đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, việc kiểm soát danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng. Tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ

👉👉 Hotline 0903.980.538 (Mrs. Lan Anh)

Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là những loại thức ăn thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác nhận phù hợp Tiêu chuẩn công bố áp dụng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 

 

Điều kiện để thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam?

Thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn quốc gia tương ứng (nếu có).

Mỗi sản phẩm thức ăn chăn luôn, thức ăn thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.

Thức ăn thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn thủy sản mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn thủy sản mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.

Danh mục thức ăn thủy sản để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố danh mục sản phẩm thức ăn thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam. Trong đó đưa những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.

Thức ăn thủy sản là gì?

Thức ăn thủy sản là những sản phẩm bổ cung vào môi trường nước ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Bảo gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn ở các dạng: nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

 

 

Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành

** Thức ăn thủy sản thương mại là các sản phẩm thức ăn thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.

** Thức ăn thủy sản để tiêu thụ nội địa là các sản phẩm thức ăn thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.

** Thức ăn thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biên đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sẵn, bã rượu, bã bia, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.

** Thức ăn thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.

** Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trường hoặc chu kỳ sản xuất.

** Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh.

** Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nước để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.

** Nguyên liệu thức ăn thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phẩn ăn vật nuôi.

** Phụ gia thức ăn thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn thủy sản.

** Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Hồ sơ đăng ký danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành

Đơn đăng ký thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Đối với thức ăn thủy sản sản xuất trong nước.

▪️ Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn thủy sản.

▪️ Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

▪️ Bản chính hoặc bản sao chứng thực các loại giấy tờ:

▪️ Tiêu chuẩn công bố áp dụng.

▪️ Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy.

▪️ Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (nếu có)

▪️ Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ NN&PTNT chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ NN&PTNT chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp.

▪️ Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất)

Đối với thức ăn thủy sản nhập khẩu

▪️ Đơn đăng ký thức ăn thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

▪️ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định.

▪️ Bản sao một trong các Giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất.

▪️ Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng.

▪️ Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam. Nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt.

▪️ Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định, thừa nhận.

▪️ Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu)

▪️ Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

Đối với các loại thức ăn thủy sản mới phải khảo nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Trình tự thực hiện đăng ký danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành

Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và gửi về Tổng cục Thủy Sản.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu để bổ sung, hoàn thiện.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng Cục Thủy sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Sau đó đăng tải thông tin lên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT.

Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian lưu hành thức ăn thủy sản là bao lâu?

Thời gian lưu hành danh mục thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận.

Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức và cá nhân có nhu cầu cần thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Mọi vấn đề, thắc mắc liên quan đến đăng ký danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.5380984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

💨 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

💨 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

💨 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

 

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động1 Thoả ước …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985