Phân loại điều kiện lao động phòng khám TP Hồ Chí Minh là quy định bắt buộc với các đơn vị phòng khám, bệnh viện có sử dụng người lao động tại TP Hồ Chí Minh nói chung và đơn vị trên toàn quốc nói chung.
Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động
Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH được sử dụng với mục đích như sau:
Thứ 1: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
Thứ 2: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động
Quy định Loại điều kiện lao động sẽ có các loại:
Thứ 1: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
Thứ 2: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
Thứ 3: Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.