Home / Dịch vụ / Quan trắc môi trường / Phân loại lao động Thông tư 29/2021

Phân loại lao động Thông tư 29/2021

Phân loại lao động Thông tư 29/2021 được quy định cụ thể trong nội dung Thông tư về đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu lực từ ngày 15 tháng 04 năm 2022. Những quy định Phân loại lao động thông tư 29/2021 là như thế nào? Ý nghĩa, mục đích của Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXL là gì? Thời gian đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động là bao lâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây, mọi vấn đề cần hỗ trợ Quý Anh/Chị vui lòng liên hệ Hotline: 0903 980 538 để được giải đáp.

Đối tượng phân loại lao động 

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH đưa ra quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Theo đó đối tượng áp dụng với thông tư gồm:

◾Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

◾Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.

◾Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Phan loai lao dong Thong tu 29 scaled

Phân loại lao động theo điều kiện lao động nhằm mục đích gì

Tại Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có nêu Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư này nhằm mục đích:

◾Phân loại lao động theo điều kiện lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

◾Ngoài ra là để xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Các loại điều kiện lao động

Tại quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH có các loại điều kiện lao động:

◾Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

◾Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

◾Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

danh gia phan loai dieu kien lao dong

Quy định thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về Phân loại lao động Thông tư 29/2021 tại Điều 10 như sau:

◾Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.

◾Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

◾Tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư này.

◾Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.

◾Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phương pháp đánh giá phân loại điều kiện lao động thông tư 29/2021

Tại Điều 6 thông tư thì việc thực hiện việc đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

Bước 4: Dựa vào việc phân tích đánh giá kết quả đo kiểm tra để tiến hành tính điểm trung bình các yếu tố.

Bước 5: Tổng hợp kết quả và xác định điều kiện lao động theo thông tư 29/2021-BLĐTBXH.

Đơn vị thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động

✔️Crs Vina là tổ chức được quan trắc môi trường lao động theo Điều 5 của thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

✔️ Crs Vina là tổ chức đa ngành về lĩnh vực An toàn Sức khoẻ Môi trường, hỗ trợ tư vấn cho Doanh nghiệp về các Quy định pháp luật liên quan.

✔️ Có đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm lĩnh vực đánh giá an toàn, quan trắc đáp ứng yêu cầu trên toàn quốc

Với Trung tâm Quan trắc môi trường CRS VINA, bạn có thể tự tin tiếp cận và nắm bắt được các quy định và quy trình đánh giá, đảm bảo sự an toàn cho bản thân và môi trường làm việc.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

moitruongcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Quy định phân loại lao động ngành vận tải theo Thông tư 112020TT BLĐTBXH.

Phân loại lao động ngành vận tải

Phân loại lao động ngành vận tải1 Tại sao phải phân loại lao động?2 Phân …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985