Home / Dịch vụ / Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất

Sự cố hoá chất là tình trạng rò rỉ, tràn, phát tán, cháy nổ hoá chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản, môi trường. Các tình huống khẩn cấp có nguy cơ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và con người. Để giảm thiểu thiệt hại và kịp thời xử lý thì cần phải có quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất.

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất
Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất

Các sự cố hoá chất

Tràn đổ hoá chất: một số loại hóa chất có tính độc hại, tính khuếch tán, phát tán lớn thì việc vương vãi hóa chất hết sức nguy hiểm, đặc biệt đối với hóa chất có thể tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường gây ngộ độc cấp tính hoặc là mãn tính.

Sự cố rò, xì hoá chất dẫn đến nổ

Sự cố có thể dẫn đến vừa nổ, vừa cháy.

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất là một trong biện pháp để khi có sự cố liên quan hoá chất xảy ra các thành viên đội ứng cứu sẽ thực hiện được đúng thao tác đảm bảo độ rủi ro thiệt hại là thấp nhất.

Mục tiêu của quy trình ứng phó sự cố hoá chất

Giảm thiểu tối đa hậu quả của sự cố về con người, tài sản, môi trường.

👉 Bảo vệ an toàn con người

Đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và những người liên quan trong khu vực xảy ra sự cố.

Cung cấp thông tin và đào tạo để nhân viên có thể ứng phó hiệu quả với sự cố.

👉 Bảo vệ môi trường

Hạn chế và ngăn chặn sự cố từ việc gây ô nhiễm môi trường.

Triển khai biện pháp để giảm thiểu tác động của hóa chất lỏng, khí hoặc chất rắn độc hại lên đất, nước và không khí.

👉 Bảo vệ tài sản

Giảm thiểu thiệt hại vật chất bằng cách kiểm soát và hạn chế sự lan truyền của sự cố.

Phục hồi nhanh chóng các hoạt động sản xuất sau khi sự cố đã được kiểm soát.

thu don hoa chat
Xử lý, thu dọn hoá chất bị tràn, đổ

👉 Phòng ngừa

Đề xuất các biện pháp an toàn và hạn chế nguy cơ sự cố từ trước.

Thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ và cập nhật kế hoạch ứng phó.

👉 Tăng cường sẵn sàng và phản ứng

Phát triển kế hoạch ứng phó chi tiết và tập luyện cho nhân viên.

Đảm bảo sẵn có các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, phương tiện và nguồn lực để ứng phó với sự cố.

👉 Tuân thủ pháp luật

Đảm bảo rằng quy trình ứng phó tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn hóa chất địa phương, quốc gia và quốc tế.

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố hoá chất

Trong trường hợp xảy ra sự cố hoá chất, quy trình ứng cứu khẩn cấp rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Theo quy định của pháp luật thì các cơ sở hoá chất phải đảm bảo trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ ứng cứu. Lực lượng ứng cứu sự cố phải được huấn luyện đầy đủ và định kỳ. Phải xây dựng và duy trì kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và phương án diễn tập hàng năm. Quy trình này không chỉ đảm bảo sự an toàn ngay sau sự cố mà còn giúp giảm thiểu tác động lâu dài đối với môi trường và cộng đồng xung quanh.

✔️ Chuẩn bị sẵn sàng

Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về cách thức xử lý sự cố khẩn cấp.

Lập kế hoạch ứng phó sự cố: Lập kế hoạch ứng phó sự cố chi tiết cho từng loại sự cố có thể xảy ra.

Chuẩn bị các thiết bị ứng phó sự cố: Chuẩn bị sẵn các thiết bị ứng phó sự cố cần thiết, chẳng hạn như bộ ứng phó sự cố, bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc,…

✔️ Đánh giá sự cố và thông báo

Ngay khi phát hiện sự cố hoá chất, tiến hành đánh giá tình hình và xác định mức độ nguy hiểm.

Xác định các mối nguy hiểm: Xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra sự cố khẩn cấp.

Đánh giá mức độ rủi ro: Đánh giá mức độ rủi ro của từng mối nguy hiểm, bao gồm khả năng xảy ra sự cố và mức độ nghiêm trọng của hậu quả.

Lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro: Lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro của từng mối nguy hiểm.

Thông báo ngay lập tức cho nhân viên, lãnh đạo và cơ quan chức năng liên quan.

Chỉ lệnh ngừng sản xuất và sơ tán mọi người

Ban hành các chỉ lệnh ngừng sản xuất và sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm.

✔️ Phân công trách nhiệm

Phân công trách nhiệm cho các cá nhân: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm ứng phó sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong tổ chức liên quan đến sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chức năng: Liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý sự cố.

Báo cáo sự cố cho cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan.

Tiến hành các phương án ứng phó theo kế hoạch đã xây dựng trước

Áp dụng phương án ứng phó sự cố hoá chất đã được phê duyệt trước đó.

Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ ứng cứu có kinh nghiệm.

Cần tương tác giữa các vị trí chủ chốt trong từng đội ứng cứu và giữa các đội ứng cứu.

✔️ Bảo vệ và phân luồng khu vực

Thiết lập và duy trì các khu vực bảo vệ và phân luồng giao thông xung quanh khu vực sự cố.

✔️ Sơ cứu

Triển khai phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Thực hiện biện pháp sơ cứu và cấp cứu cho những người bị nạn.

✔️ Kiểm tra và xử lý, khắc phục hậu quả

Xác định nguyên nhân gây ra sự cố: Điều tra nguyên nhân gây ra sự cố để ngăn ngừa sự cố tương tự trong tương lai.

Kiểm tra hậu quả của sự cố: Đánh giá tác động của sự cố đối với sức khỏe con người, môi trường và tài sản.

Kiểm tra hậu quả của sự cố: Đánh giá tác động của sự cố đối với sức khỏe con người, môi trường và tài sản.

Thực hiện biện pháp ngăn chặn và ứng phó để giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm.

Đưa ra các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát tình hình.

tran hoa chat
Xử lý tràn đổ hoá chất

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố tràn, đổ hoá chất

Khu vực chứa hoá chất phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, phương tiện xử lý khi có sự cố xảy ra, bảng chỉ dẫn an toàn các loại hoá chất lưu trữ tại khu vực đó.

Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố tràn, đổ hoá chất
Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố tràn, đổ hoá chất

✔️ Xử lý ban đầu

Khi phát hiện rò rỉ hoặc tràn đổ hoá chất, cần ngay lập tức hô to cảnh báo mọi người trong khu vực.

Ngắt hết các nguồn điện, nguồn phát ra lửa điện, nhiệt ở khu vực xảy ra sự cố để tránh dẫn đến cháy nổ.

Sơ cứu, sơ tán người: sử dụng các dụng cụ sơ cứu để thực hiện sơ cứu, sơ tán người bị bạn. Xem thêm bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất để tiến hành sơ cứu phù hợp.

Liên hệ với đội ứng phó khẩn cấp hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

✔️ Chặn nguồn tràn đổ

Hoá chất dễ cháy: lập tức cảnh bảo tất cả mọi người, kiểm soát các nguồn phát lửa và thông gió cho khu vực. Sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để ngăn hoá chất tràn lan rộng ra, ngăn chặn hoá chất chảy ra nguồn nước,…và thu gom vào vật chứa phù hợp.
Đối với hoá chất khô: sử dụng tấm bạt kháng hoá chất, chổi kháng hoá chất, xẻng, hoặc máy hút bụi để làm sạch. Trong khi quét dọn, tránh để bụi hoá chất phát tán.

Đối với hoá chất lỏng: ngăn chặn hoá chất chảy vào đường ống nước và đất. Sử dụng vật liệu hấp phụ thích hợp đổ lên phần hoá chất tràn.
Cô lập khu vực xảy ra sự cố: cô lập phạm vi khu vực tràn đổ hoá chất, dùng cát hoặc giẻ lau để thấm hút hóa chất ngăn không cho tràn ra xung quanh. Tạo hành lang an toàn cho việc di chuyển ra vào, chỉ những có nhân có nhiệm vụ mới được ra vào khu vực tràn đổ.

✔️ Đánh giá rủi ro

Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của sự cố: Xác định kích thước, loại hóa chất và mức độ nguy hiểm của sự cố.

Đánh giá rủi ro cho sức khỏe con người: Xác định khả năng tiếp xúc với hóa chất và các nguy cơ sức khỏe liên quan.

Đánh giá rủi ro cho môi trường: Xác định khả năng ô nhiễm môi trường và các nguy cơ môi trường liên quan.

✔️ Phân công trách nhiệm cụ thể

Phân công trách nhiệm cho các cá nhân: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm ứng phó sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong tổ chức liên quan đến sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chức năng: Liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý sự cố.

✔️ Dọn sạch khu vực

Thu gom vật dụng dính hoá chất để riêng, dán nhãn cảnh báo và đưa đến khu vực chứa rác nguy hại để được xử lý hợp lý.

✔️ Khử nhiễm độc

Cần thực hiện xử lý khu vực tràn đổ hoá chất sau khi dọn dẹp, sơ cứu.

✔️ Các bước tiếp theo

Xác định nguyên nhân gây ra sự cố: Điều tra nguyên nhân gây ra sự cố để ngăn ngừa sự cố tương tự trong tương lai.

Kiểm tra hậu quả của sự cố: Đánh giá tác động của sự cố đối với sức khỏe con người, môi trường và tài sản.

Xây dựng kế hoạch phục hồi: Lập kế hoạch để khắc phục hậu quả của sự cố và khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Cách ứng phó khi xảy ra sự cố hít phải khí hơi hóa chất

✔️ Sơ cứu ban đầu

Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực độc hại: Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực có hóa chất càng nhanh càng tốt.

Cấp cứu nạn nhân: Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở và có mạch đập không. Nếu không, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim.

Liên hệ với đội ứng phó khẩn cấp: Gọi ngay cho đội ứng phó khẩn cấp hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

✔️ Đánh giá rủi ro

Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của sự cố: Xác định loại hóa chất, nồng độ hóa chất và thời gian tiếp xúc với hóa chất.

Đánh giá rủi ro cho sức khỏe con người: Xác định các nguy cơ sức khỏe liên quan đến loại hóa chất và mức độ tiếp xúc.

Đánh giá rủi ro cho môi trường: Xác định khả năng ô nhiễm môi trường và các nguy cơ môi trường liên quan.

✔️ Phân công trách nhiệm và tiến hành ứng phó sự cố

Phân công trách nhiệm cho các cá nhân: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm ứng phó sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong tổ chức liên quan đến sự cố.

Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chức năng: Liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý sự cố.

✔️ Khắc phục hậu quả

Xác định nguyên nhân gây ra sự cố: Điều tra nguyên nhân gây ra sự cố để ngăn ngừa sự cố tương tự trong tương lai.

Kiểm tra hậu quả của sự cố: Đánh giá tác động của sự cố đối với sức khỏe con người, môi trường và tài sản.

Xây dựng kế hoạch phục hồi: Lập kế hoạch để khắc phục hậu quả của sự cố và khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Các biện pháp phòng ngừa

Thiết kế cơ sở an toàn: Thiết kế cơ sở theo cách giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố.

Sử dụng các vật liệu an toàn: Sử dụng các vật liệu an toàn trong quá trình sản xuất và vận chuyển hóa chất.

Đào tạo nhân viên: Đào tạo an toàn hoá chất và cách thức ứng phó khẩn cấp khi xảy ra sự cố.

Các sự cố về hóa chất có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Mỗi sự cố hóa chất đều có mức độ nguy hiểm khác nhau và tùy từng hoàn cảnh mà cần có những cách ứng phó khác nhau. Các đơn vị sản xuất cần có những hướng dẫn an toàn cho các công nhân biết, để vận hành nhà máy an toàn tuyệt đối. Mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống ứng phó nhanh và kịp thời khi xảy ra sự cố.

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường1 Kế hoạch ứng phó sự cố môi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985