Home / Dịch vụ / Quan trắc môi trường / Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Sự cố môi trường là các sự cố xảy ra do biến đổi bất thưởng của tự nhiên hoặc trong quá trình hoạt động của con người dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường. Để có được những phương án ứng phó kịp thời thì các chủ đầu tư, chủ dự án cần có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Vậy kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là gì? Bao gồm những nội dung như thế nào?

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là gì?

Quy định tại khoản 1 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là tài liệu để xác định các nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường.

Quy định về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Quy định về phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường được mô tả trong Điều 121 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020:

Phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường phải tuân thủ các quy trình và chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường.

Ứng phó với sự cố môi trường được thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, sử dụng lực lượng, phương tiện, và vật tư tại chỗ, cùng với hậu cần tại chỗ.

Tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường chịu trách nhiệm ứng phó và chi trả chi phí liên quan.

Trong trường hợp sự cố xảy ra tại một cơ sở hoặc địa phương, người đứng đầu cơ sở hoặc địa phương đó phải chỉ đạo và tổ chức ứng phó theo sự phân công, phân cấp, và chỉ huy thống nhất, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, và thiết bị tham gia vào hoạt động ứng phó sự cố môi trường.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức và cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó với sự cố môi trường.

Phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, và phát tán chất thải (gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất

Tại sao phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường?

✔️ Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

✔️ Giúp đề xuất biện pháp phòng ngừa và ứng phó, giảm thiểu tác động của sự cố lên con người và nguồn tài nguyên.

✔️ Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường giúp tối ưu hóa quản lý rủi ro, tăng cường sự chuẩn bị và ứng phó, đảm bảo tuân thủ pháp luật, và xây dựng lòng tin xã hội.

✔️ Đồng thời, kế hoạch còn phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại kinh tế, đáp ứng yêu cầu pháp lý và quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững và tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy trên thị trường.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Đối tượng ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường?

Tại Điều 109 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:

Chủ đầu tư dự án, cơ sở

Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.

Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.

Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh.

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm.

Trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị định này.

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, nội dung kế hoạch sẽ tùy thuộc vào từng cấp ban hành.

🔸 Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở

▪️ Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường.

▪️ Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm: công trình, thiết bị và bảo đảm vật tư, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường. Bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó với từng kịch bản sự cố môi trường.

▪️ Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ.

▪️ Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường.

▪️ Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung:

Xác định nguyên nhân sự cố môi trường. Xác định loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường.

Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.

Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường.

Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm.

Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.

🔸 Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia

▪️ Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường. Phương án ứng phó đối với các kịch bản sự cố môi trường.

▪️ Phương án bố trí trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường theo các mức độ sự cố.

▪️ Phân công lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố môi trường. Xác định nội dung và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường trong chương trình kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp hằng năm.

▪️ Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phương thức thông báo, báo động về sự cố môi trường và cơ chế huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường.

▪️ Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Và gửi cho các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cáp tỉnh, cấp huyện. Trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện. Gửi cho cơ quan trên địa bàn và cấp trên trực tiếp.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của cơ sở. Gửi kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tới Ủy ban nhân dân cấp xã. Và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

5/5 - (2 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động1 Thoả ước …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985