Home / Tài liệu / Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Đây là những văn bản pháp lý xây dựng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng tính chất, hình thành và ý nghĩa của chúng khác nhau đáng kể. Cùng tìm hiểu phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

Thoả ước lao động tập thể là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ Luật Lao động thì thoả ước lao động tập thể là thoả thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thoả ước lao động tập thể
Thoả ước lao động tập thể

Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ Luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi bên trong mối quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Giống nhau

Về bản chất: cả hai đều là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hình thành trên cơ sở sự thống nhất, bình đẳng của các bên.

Nội dung: cả hai đều phản ánh quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ sở giải quyết tranh chấp. Các nội dung không được trái với quy định của pháp luật về lao động.

Thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đểu phải thoả thuận dưới dạng văn bản.

Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
Phân biệt thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Sự khác nhau

Thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực lao động, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau.

Tiêu chí Thoả ước lao động tập thể Hợp đồng lao động
Chủ thể tham gia ký kết Thoả ước lao động tập thể mang tính tập thể do chủ thể là đại diện cho tập thể người lao động (tổ chức công đoàn) ▪️ Có tính cá nhân, do chủ thể là cá nhân người lao động.

▪️ Hợp đồng lao động, chủ thể của quan hệ pháp luật một bên là cá nhân người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

▪️ Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

▪️  Khi sử dụng người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng bằng văn bản với người đại diện pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

Phân loại – Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

– Thỏa ước lao động tập thể ngành

– Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

 

▪️ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

▪️ Hợp đồng lao động xác định thời hạn

▪️ Hợp đồng thời vụ

 

Phạm vi ▪️ Áp dụng đối với mọi người lao động trong doanh nghiệp. Một bản Thỏa ước lao động tập thể có khả năng áp dụng đối với toàn bộ số lao động trong một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, hoặc thậm chí là nhiều ngành kinh tế. ▪️ Hợp đồng lao động áp dụng 1 cá nhân người lao động.

▪️ Hợp đồng lao động thì phạm vi chỉ người sử dụng lao động và một người lao động cụ thể.

 

Nôi dung ▪️ Là những thoả thuận liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cả tập thể người lao động. Nó còn tác động đến những đối tượng không tham gia ký kết thoả thuận. ▪️ Hợp đồng lao động có nội dung bao gồm những nghĩa vụ pháp lý và điều kiện lao động của một cá nhân người lao động và một người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động thì không có nội dung hướng đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với công đoàn. Hợp đồng lao động cụ thể hóa thỏa ước lao động tập thể, nó quy định điều kiện làm việc và quyền lợi, nhiệm vụ của người lao động.

▪️ Tuy nhiên hợp đồng lao động không nhằm vào mọi vấn đề được nêu ra trong thỏa ước tập thể.

▪️ Một số điều khoản của thỏa ước tập thể dành cho toàn bộ tập thể lao động như các ngày nghỉ lễ, phúc lợi của doanh nghiệp,… thì không cần phải nhắc lại trong từng hợp đồng lao động cá nhân.

▪️ Mỗi hợp đồng lao động chỉ cụ thể hóa một phần nội dung nhỏ trong thỏa ước tập thể và chỉ tập trung vào những quy định liên quan đến loại việc làm mà người lao động sẽ thực hiện mà thôi.

Thời gian hiệu lực ▪️ Ngày có hiệu lực được ghi rõ trong thoả ước. Trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 Bộ Luật Lao động) Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày các bên giao kết. Thời gian hợp đồng tùy thuộc theo loại hợp đồng lao động ký kết.

 

Hình thức ▪️ Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản (Khoản 2, Điều 83 Bộ Luật Lao động).

▪️ Đối với thỏa thuận lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản (theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Lao động).

▪️ Hợp đồng lao động là bằng văn bản và được lập thành 2 bản
Thủ tục đăng ký ▪️ Sau thời gian 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động gửi thoả ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. ▪️ Không có quy định về thủ tục đăng ký.
Mức độ quyền được hưởng của người lao động ▪️ Cơ chế thương lượng tập thể, vì là tập thể lao động thương lượng, thỏa thuận

▪️ Người sử dụng lao động không thể áp đặt ý chí của mình để quy định những điều kiện bất lợi, thậm chí vô lý cho cả tập thể lao động – những điều này chỉ có thể xảy ra khi thỏa thuận cá nhân, người lao động đơn lẻ, không có tổ chức đại diện, không đủ sức mạnh để đạt được sự bình đẳng.

▪️ Có nhiều thỏa thuận có lợi hơn, bảo vệ người lao động tốt hơn như quy định: quyền và nghĩa vụ chung của cả tập thể người lao động, của từng bộ phận hoặc quy định các nguyên tắc, cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của quan hệ lao động cá nhân.

 

▪️ Hợp đồng lao động cá nhân, từng người lao động cam kết về điều kiện lao động, quyền lợi, nghĩa vụ trong lao động khác nhau.

▪️ Chỉ ghi nhận quyền lợi cụ thể cho người lao động.

 

Cơ sở phát sinh tranh chấp ▪️ Tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận khác (Khoản 8, Điều 3 Bộ Luật Lao động).

▪️ Tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật trong quá trình thương lượng giữa hai bên (Khoản 9, Điều 3 Bộ Luật Lao động).

▪️ Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hệ quả pháp lý ▪️ Thỏa ước lao động tập thể không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. ▪️ Hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.
Thời hạn hợp đồng ▪️ Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước dưới  1 năm (Điều 85, 89 Bộ Luật Lao động) ▪️ Tuỳ vào loại hợp đồng
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ▪️ Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền: các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

▪️ Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

 

▪️ Cơ quan cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.
5/5 - (2 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Tư vấn biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất tại Thái Bình (3)

Tư vấn biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất tại Thái Bình

Tư vấn biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất tại Thái Bình1 …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985