Home / Dịch vụ / Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì môi trường chính là vấn đề nóng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Một trong những vấn đề lớn với nhiều thách thức là ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Chính vì thế, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường được coi là vấn đề cấp thiết và quan trọng. Vậy trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường được quy định như thế nào?

Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường là gì?

Phòng ngừa sự cố môi trường là những biện pháp và hoạt động nhằm đề phòng và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường. Mục tiêu chính của việc phòng ngừa sự cố môi trường là bảo vệ và duy trì sự an toàn, sạch đẹp của môi trường tự nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của con người và các loài sinh vật trong môi trường.

Các hoạt động phòng ngừa sự cố môi trường bao gồm:

Đánh giá nguy cơ môi trường.

Xác định các khu vực đặc biệt nhạy cảm.

Thiết lập các tiêu chuẩn và quy định môi trường, đảm bảo tuân thủ quy định về quản lý môi trường.

Đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường.

Xây dựng hệ thống giám sát và phản ứng nhanh chóng đối với các sự cố môi trường tiềm ẩn.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa như quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên tái chế và tái sử dụng, áp dụng công nghệ sạch, quản lý rủi ro môi trường.

Su co moi truong2
Su co moi truong2

Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Khoản 4 Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và địa phương trong việc ứng phó sự cố môi trường. Người đứng đầu cơ sở, địa phương đó phải đảm bảo sự chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, việc này phải tuân thủ sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

Trách nhiệm phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường của Chủ sơ sở, chủ đầu tư dự án

Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó.

Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường đối với các chủ cơ sở.

– Các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

+ Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường: Đây là việc định ra các quy trình, quy định rõ ràng về phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra trong hoạt động của họ.

+ Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường: Chủ cơ sở cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với các sự cố môi trường như tai nạn chất thải, rò rỉ hóa chất, ô nhiễm môi trường,…

+ Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường: Chủ cơ sở cần đào tạo, huấn luyện nhân viên về các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên trách trong việc xử lý sự cố môi trường.

+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật: Chủ cơ sở cần tuân thủ chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra an toàn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động của họ không gây nguy hiểm cho môi trường.

+ Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường: Chủ cơ sở cần nhanh chóng xác định và loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu xảy ra sự cố để ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ

Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc gia.

Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý.

Hướng dẫn nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quả lý nhà nước. Quy trình, kỹ thuật ứng phó sự cố môi trường, kịch bản ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý.

Xây dựng, đề nghị Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý.

Tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn.

+ Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương: Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên tiến hành nghiên cứu, đánh giá và đưa ra dự báo về nguy cơ các sự cố môi trường có thể xảy ra trong khu vực mình quản lý.

+ Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần xây dựng các khả năng, cơ sở hạ tầng, hệ thống cảnh báo, ứng phó sự cố môi trường để giảm thiểu tác động của sự cố lên môi trường và người dân.

+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa để ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần lập kế hoạch chi tiết về các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vùng quản lý của họ để đảm bảo môi trường được bảo vệ, duy trì trong thời gian dài.

– Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường của cả chủ cơ sở và các cơ quan chính phủ là quan trọng để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn.

Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.

Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.

Sự cố môi trường không xảy ra tự nhiên mà thường là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Do đó, việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động ứng phó sự cố môi trường, các cơ sở và tổ chức phải đầu tư nguồn lực và duy trì bảo dưỡng định kỳ. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào dịch vụ ứng phó sự cố môi trường để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố trên phạm vi rộng hơn.

5/5 - (3 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Đánh giá rủi ro trách nhiệm xã hội (1)

Đánh giá rủi ro trách nhiệm xã hội

Đánh giá rủi ro trách nhiệm xã hội1 ☘ Trách nhiệm xã hội của doanh …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985