Home / Dịch vụ / Tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

Tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

Nhu cầu sử dụng hoá chất ngày càng cao trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, cần có thông tin cho người sử dụng về những rủi ro cũng như mức độ an toàn cho từng loại. Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất (GHS) là phương thức tiếp cận thống nhất, mạch lạc, dễ hiểu và phân loại các đặc tính nguy hại của hoá chất và cách ghi thông tin trao đổi trên nhãn. Tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS tạo điều kiện cho việc quản lý an toàn, vận chuyển và sử dụng chất hóa học một cách hiệu quả.

Căn cứ pháp lý

– Luật Hóa chất 2007

– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ.

Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương.

– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa.

Tại sao phải tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất?

Theo quy định, tổ chức và cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải tuân thủ GHS và thực hiện việc phân loại chính xác các chất hóa học. Quá trình phân loại này dựa trên các quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật được GHS đưa ra, đảm bảo sự nhất quán và đồng nhất trong việc phân loại các loại chất hóa học.

Ngoài việc phân loại chất hóa học, tổ chức và cá nhân cũng có trách nhiệm ghi nhãn chính xác trên sản phẩm hóa chất. Thông tin trên nhãn hóa chất phải tuân thủ các quy định của GHS, bao gồm biểu trưng nguy hiểm, câu cảnh báo, mã hiệu nguy hiểm và các thông tin an toàn quan trọng khác. Từ đó, những người sử dụng chất hóa học có thể nhận biết và ứng phó với các nguy cơ liên quan đến chất hóa học một cách an toàn và hiệu quả.

Mục tiêu của khoá tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

Mục tiêu của khóa tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan như giám sát, quản lý, nhân viên lao động, nhà sản xuất, nhà phân phối,… hiểu rõ và am hiểu đầy đủ về các khía cạnh của hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất GHS. Những mục tiêu cụ thể của tập huấn bao gồm:

Đảm bảo tất cả các bên liên quan hiểu rõ hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất GHS, từ các quy tắc cơ bản đến những chi tiết cụ thể. Điều này giúp mọi người có kiến thức và nhận thức đầy đủ về các yếu tố như biểu trưng nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và hệ thống nhãn hiệu.

Nhận biết và hiểu rõ những thay đổi tiềm ẩn liên quan đến từng loại hóa chất đang được sử dụng tại công ty. Điều này giúp nhân viên làm việc trong môi trường chất hóa học có khả năng nhận ra những rủi ro và áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp.

Cung cấp kiến thức và kỹ năng để phân loại và ghi nhãn hoá chất nguy hiểm một cách chính xác. Điều này đảm bảo rằng thông tin về rủi ro và an toàn liên quan đến chất hóa học được truyền tải một cách đúng đắn và đồng nhất.

Huấn luyện an toàn hoá chất NĐ 113/2017 và NĐ 82/2022

Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Đối tượng tham gia tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

Đối tượng tham gia tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS bao gồm:

Đội ngũ quản lý: Đây là những người có trách nhiệm quản lý và điều hành công việc liên quan đến sử dụng và vận hành chất hóa học trong tổ chức. Tập huấn giúp quản lý hiểu rõ về các quy định, quy chuẩn và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn và tuân thủ GHS.

Những người làm công việc giám sát: Những người có nhiệm vụ giám sát và kiểm soát việc sử dụng chất hóa học trong quá trình làm việc. Tham gia tập huấn giúp giám sát có kiến thức về các nguy cơ liên quan đến chất hóa học, phân loại và ghi nhãn chính xác, từ đó đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường làm việc.

Người lao động: Đối tượng quan trọng nhất của tập huấn là những người làm việc trực tiếp với chất hóa học. Họ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để nhận biết, sử dụng và xử lý chất hóa học một cách an toàn. Tập huấn giúp người lao động hiểu rõ về các yếu tố như nguy cơ, nhãn hiệu, dấu hiệu cảnh báo và biểu trưng nguy hiểm để tự bảo vệ mình và đồng nghiệp.

Đối tượng khác có quan tâm: Ngoài những đối tượng trên, tập huấn cũng có thể hướng đến những đối tượng khác như nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc những cá nhân có quan tâm đến việc sử dụng và vận chuyển chất hóa học. Tập huấn giúp cung cấp thông tin và kiến thức quan trọng để đảm bảo tuân thủ GHS và an toàn trong quá trình quản lý và sử dụng chất hóa học.

Nội dung tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất GHS

Tổng quan GHS

+ Mục đích, phạm vi, nguyên tắc áp dụng và phân loại hóa chất nguy hiểm

+ Các nhật các quy định về GHS của các nước: châu Âu, Úc, Việt Nam,…

Phân loại hóa chất

+ Nhóm hóa chất nguy hại vật chất: Dễ cháy, dễ nổ, tính oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, chất rắn dẫn lửa, Hợp chất tự phản ứng, Chất rắn tự phát nhiệt, Hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước, Ăn mòn kim loại,…

+ Nhóm hóa chất nguy cơ về sức khỏe và môi trường: Đặc tính nguy hiểm: độc cấp tính, gây kích ứng với con người, gây biến đổi gen, có nguy cơ ung thư hoặc gây ung thư, độc đối với sinh sản, độc mã tính. Nguy hại cấp tính, mãn tính đối với môi trường thủy sinh.

Ghi nhãn hoá chất

Vị trí nhãn hóa chất

Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Nhãn hóa chất phải được thể hiện bằng hình thức in, dán, đính hoặc gắn trên bao bì thương phẩm của hóa chất ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn.

Kích thước nhãn hóa chất

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn hóa chất tự xác định kích thước của nhãn nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này và dễ dàng nhận biết các nội dung bắt buộc bằng mắt thường.

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hóa chất

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hóa chất phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản so với màu nền của nhãn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.

Trường hợp không thể hiện màu tương phản của chữ, chữ số thì chữ, chữ số phải được đúc, in chìm, in nổi rõ ràng.

Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hóa chất

Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hóa chất phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

🔸 Hóa chất được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

🔸 Hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung được quy định tại Điều 12 của Thông tư này bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất.

🔸 Những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh phải đảm bảo trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hóa chất:

◾ Tên chung quốc tế hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của hóa chất trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa.

◾ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hóa chất.

Điều 11. Các trường hợp không áp dụng ghi nhãn hóa chất

🔹 Các trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.

🔹 Hóa chất nhập khẩu đang trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu về kho cất giữ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất thì nhãn hóa chất tối thiểu phải có: mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ.

🔹 Hóa chất trong quá trình vận chuyển từ nơi đặt cơ sở sản xuất đến địa điểm cất giữ, bảo quản mà địa điểm cất giữ, bảo quản này thuộc quyền quản lý của cùng một tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất.

🔹 Hóa chất khi chưa hoàn thành thao tác đóng gói trong dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất.

Nội dung nhãn hóa chất là việc trình bày các thông tin cơ bản và cần thiết về chất hóa chất trên nhãn hóa chất. Mục đích là để người tiêu dùng có thể nhận biết, chọn lựa, tiêu thụ và sử dụng. Đồng thời, nhãn hóa chất cũng cung cấp thông tin, quảng bá cho sản phẩm của nhà sản xuất và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:

Tên hóa chất: Được đăng ký bởi nhà sản xuất theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất.

Mã nhận dạng hóa chất (nếu có): Sử dụng trên nhãn hóa chất và phải phù hợp với ký hiệu được sử dụng trên Phiếu an toàn hóa chất.

Biểu trưng cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có).

Biện pháp phòng ngừa (nếu có).

Thành phần hoặc thành phần định lượng.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng (nếu có).

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất.

Xuất xứ hóa chất.

Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

‼️ Một số lưu ý khi ghi nhãn hóa chất:

Nhãn cho một hợp chất phải thể hiện các nhận dạng hóa học của hợp chất đó.

Đối với các nguy cơ gây độc tính cấp, ăn mòn da, tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào gốc, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp, những thông tin đối với hỗn hợp chất hoặc hợp kim phải thể hiện được các nhận dạng hóa học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể góp phần vào nguy cơ đó.

Trường hợp nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung trên, thì cần có ít nhất các nội dung sau: Tên hóa chất, Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất, Xuất xứ hóa chất. Các nội dung khác phải được ghi trong tài liệu kèm hóa chất và trên nhãn hóa chất cần chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Vị trí của nhãn hóa chất phải được đặt trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hóa chất ở vị trí dễ dàng nhìn thấy và nhận biết, mà không cần phải tháo rời các chi tiết, phần của bao bì. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì bên ngoài, nhãn hóa chất phải được gắn trên bao bì ngoài và cung cấp đầy đủ các nội dung bắt buộc.

 Ghi nhãn phụ cho hóa chất:

Áp dụng cho hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, cần có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất các nội dung bắt buộc trên nhãn gốc. Nội dung trên nhãn phụ là dịch nguyên bản từ các nội dung bắt buộc trên nhãn gốc và bổ sung những nội dung bắt buộc khác theo tính chất của chất hóa học.

Tổ chức và cá nhân ghi nhãn phụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nội dung ghi. Nội dung trên nhãn phụ bao gồm: các nội dung bổ sung không gây hiểu nhầm nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của chất hóa học.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu hoặc bị trả lại, khi lưu thông trên thị trường, nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Thời gian Tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

Thời gian tập huấn 1 ngày.

Chi phí tập huấn

Chi phí tham gia tập huấn 1,500,000 đồng/học viên

Đăng ký tổ chức và tham gia Tập huấn phân loại và ghi nhãn hoá chất toàn cầu GHS

CRS VINA là tổ chức chuyên tổ chức các lớp tập huấn về phân loại và ghi nhãn hoá chất theo tiêu chuẩn toàn cầu GHS (Hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất). Chúng tôi cam kết cung cấp các khóa tập huấn chất lượng cao, giúp các cá nhân và tổ chức nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để tuân thủ quy định và áp dụng GHS một cách hiệu quả.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về GHS. Chúng tôi cam kết đưa ra những khóa tập huấn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng tham gia, đảm bảo mang lại hiệu quả thực tế và ứng dụng cao trong công việc.

Nếu bạn quan tâm đến việc tham gia các khóa tập huấn về phân loại và ghi nhãn hoá chất GHS, hãy liên hệ với CRS VINA ngay hôm nay để được tư vấn và đăng ký tham gia.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

✡️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

✡️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

✡️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

✡️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

✡️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

✡️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

✡️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường1 Kế hoạch ứng phó sự cố môi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985