Home / Dịch vụ / Đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều phải thực hiện đánh giá rủi ro trong an toàn lao động. Đây là việc đầu tiên cần làm để có thể kiểm soát được các mối nguy hại, nguy hiểm và đảm bảo an toàn trong lao động tại nơi làm việc. Qua đó đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong an toàn lao động là rất lớn. Để được tư vấn kỹ hơn, quý doanh nghiệp có thể liên hệ CRS VINA để được hỗ trợ. Hotline 0903.980.538

 

 

🔹 Đánh giá rủi ro trong an toàn lao động là gì?

Đánh giá rủi ro trong an toàn lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố có hại tại nơi làm việc. Nhằm chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.

Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình hoạt động.

🔹 Đánh giá rủi ro trong an toàn lao động được thực hiện khi nào?

Trước khi doanh nghiệp, cơ sở bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Và định kỳ ít nhất 01 lần/năm trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó. Thời điểm thực hiện đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định.

Khi doanh nghiệp có thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất hay khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

🔹 Quy trình thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động:

Đánh giá rủi ro an toàn lao động được tiến hành theo 5 bước:

Bước 1: Xác định các mối nguy.

▪️ Xác định phạm vi và mục tiêu, đối tượng và thời gian thực hiện.

▪️ Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

▪️ Nhận diện mối nguy: Kiểm tra xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm những mối nguy có thể gây hại đến người lao động. Kiểm tra thiết bị, máy móc.

▪️ Xem xét hồ sơ tai nạn lao động và các hồ sơ y tế của công ty. Qua đó xác định những mối nguy tiềm ẩn.

▪️ Trao đổi với người lao động để tìm hiểu về những mối nguy mà họ cho là có thể ảnh hưởng trong quá trình làm việc.

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng từ những mối nguy và tác động ảnh hưởng như thế nào.

▪️ Sau khi xác định các mối nguy thì cần xác định rõ các đối tượng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao. Khảo sát người lao động xem đối tượng nào có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công việc của họ hay không.

Bước 3: Đánh giá rủi ro. Từ những thông tin về mối nguy hiểm và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn sức khỏe.

▪️ Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động: Thành lập nhóm đánh giá kiểm tra thực tế tại nơi làm việc. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

▪️ Xem xét những những gì đã kiểm tra, so sánh điều này với các chuẩn mực và xem xét đưa ra những biện pháp để đạt đến chuẩn.

▪️ Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm không?

▪️ Làm thế nào để kiểm soát rủi ro để các mối nguy không xảy ra?

Bước 4: Ghi lại những người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và thời gian thực hiện.

Cần phân công trách nhiệm cho từng người cụ thể, thời gian thực hiện và tần suất thực hiện.

Bước 5: Tổng hợp lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro.

▪️ Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với các yếu tốt nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

▪️ Xác định nhưng nguy cơ có thể chấp được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

▪️ Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

🔹 Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ an toàn lao động

▪️ Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro, người sử dụng lao động xác định nội dung, quy định, tổ chức cho người lao động thực hiện:

▪️ Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

▪️ Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

▪️ Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

🔹 Danh mục các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động

▪️ Vệ sinh môi trường.

▪️ Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

▪️ Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

▪️ Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

▪️ Thi công công trình xây dựng.

▪️ Đóng và sửa chữa tàu thuyền.

▪️ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

▪️ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

▪️ Sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da.

▪️ Tái chế phế liệu.

 

Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro an toàn lao động tại nơi làm việc sẽ góp phần bảo vệ người lao động về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề trên cần tư vấn và thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động, có thể liên hệ CRS VINA để được hỗ trợ.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 ⭐ 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường1 Kế hoạch ứng phó sự cố môi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985