Kiểm định an toàn xe nâng
Kiểm định an toàn xe nâng
- 1 Kiểm định an toàn xe nâng
- 2 Tại sao phải kiểm định xe nâng?
- 3 Những loại xe nâng hàng cần kiểm định
- 4 Quy trình kiểm định xe nâng
- 5 Hình thức kiểm định an toàn xe nâng
- 6 Thời hạn kiểm định xe nâng
- 7 Điều kiện kiểm định xe nâng
- 8 Đơn vị cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành kiểm định xe
- 9 Chi phí kiểm định LINH HOẠT để đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.
Xe nâng là thiết bị có tính cơ động khá cao, dùng để bốc xếp hàng hóa theo kiện (khối) hàng hóa được đặt trên một palet. Khi nâng hạ đi đến đưa càng vào palet, nâng lên và di chuyển đến nơi cần sắp xếp. Xe nâng là thiết bị dùng để vận chuyển, nâng hạ hàng hóa đến vị trí mong muốn, nhanh chóng, tiện lợi.
Vậy Kiểm định an toàn xe nâng là gì? Quy trình kiểm định an toàn xe nâng như thế nào? Đăng ký kiểm định an toàn xe nâng ở đâu? Thủ tục kiểm định với xe nâng nhập khẩu? Chi phí kiểm định xe nâng? Tất cả các vấn đề của các bạn sẽ được Phòng kiểm định Etech chia sẻ qua nội dung dưới đây, để được tư vấn và báo phí trọn gói tốt nhất hãy gọi ngay Hotline: 0903 980 538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com.
Tại sao phải kiểm định xe nâng?
Thứ nhất: kiểm định xe nâng nhằm đảm bảo an toàn đối với người lao động
Thứ hai: xe nâng là là một thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động. Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ
Thứ ba: sau quá trình kiểm định an toàn thiết bị, sẽ đánh giá được mức độ hư hại, hao mòn. Từ đó có biện pháp khắc phục, cải thiện quá trình làm việc, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc.
Kiểm định an toàn xe nâng hàng theo quy định tại thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016
Những loại xe nâng hàng cần kiểm định
Theo thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH thì những loại xe nâng nào sử dụng bao gồm cả xe nâng chạy bằng dầu, xăng, gas, điện với trọng tải nâng trên 1000kg đều bắt buộc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Vẫn cần kiểm định các loại xe nâng có dùng động cơ điện dẫn lái
Quy trình kiểm định xe nâng
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lí lịch thiết bị
Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài. Ta dùng mắt thường quan sát xem xe nâng mới hay cũ, bánh xe có mòn hay không, mòn đều không, các phớt của xilanh nâng hạ khung động, xilanh nghiêng khung… có bị chảy dầu hay không. Gương chiếu hậu, còi, đèn còn không. Càng nâng có bị mòn không, biến dang, nứt hay không
Bước 3: kiểm tra kĩ thuật- thử trọng tải
Bước 4: các chế độ thử tải – phương pháp thử
Bước 5: xử lí kết quả kiểm định
Hình thức kiểm định an toàn xe nâng
🔸 Kiểm định lần đầu
Kiểm định lần đầu là trước khi đưa vào sử dụng phải tiến hành kiểm định đối với xe nâng hàng mới nhập ở nước ngoài về.
Để làm hồ sơ kiểm định dễ dàng cần phải giữ các giấy tờ liên quan đến đặc tính kĩ thuật của xe khi ta nhập khẩu xe về. Cần phải lập hồ sơ lí lịch cho xe nâng hàng kiểm định lần đầu.
🔸 Kiểm định định kì
Kiểm định định kì là tiến hành kiểm định nhiều lần tiếp sau khi kiểm định lần đầu và trong quá trình sử dụng thiết bị tại doanh nghiệp.
Các giấy tờ liên quan ở lần kiểm định lần đầu như phiếu kết quả, biên bản, giấy tờ lí lịch xe. Các kiến nghị lần trước hoặc giấy tờ sửa chữa cần phải giữ lại cẩn thận để phục vụ cho các lần kiểm định định kì, để tiết kiệm thời gian và chi phí lập lại.
🔸 Kiểm định bất thường
Xe nâng hàng sau quá trình đại tu, sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận chịu lực như xilanh nâng hạ khung động, xích nâng khung,… phải được kiểm định giám định đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng trở lại
Theo đề xuất của đơn vị sử dụng. Trong khi dùng người sử dụng phát hiện các nguy cơ có thể gây mất an toàn lao động có thể mời đơn vị kiểm định đến để kiểm tra lại. Nếu đảm bảo an toàn thì mới cho thiết bị tiếp tục làm việc. còn nếu không thì ngưng thiết bị để sửa chữa
Theo đề xuất của cơ quan có thẩm quyền. Khi cơ quan nhà nước tới rà soát những doanh nghiệp mà xe nâng hết hạn không được gia hạn định kì lần điểm định này cũng được gọi là kiểm định thất thường.
Hồ sơ kiểm định bất thường gồm: lí lịch thiết bị, hồ sơ kĩ thuật thiết bị. Hồ sơ về quản lí sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước. Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.
Thời hạn kiểm định xe nâng
🔹 Theo quy định kiểm định an toàn xe nâng hàng không quá 2 năm đối với kiểm định lần đầu (thiết bị mới nhập về chưa sử dụng bao giờ và chỉ được 1 lần duy nhất).
🔹 Kiểm định định kì hoặc kiểm định lần đầu đối với các xe đã qua sử dụng thì thời hạn sẽ giảm xuống tùy vào mức độ sử dụng, chế độ bảo trì bảo dưỡng mà còn 1 năm hay 6 tháng.
Điều kiện kiểm định xe nâng
➖ Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
➖ Hồ sơ kĩ thuật của thiết bị phải đầy đủ
➖ Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định
➖ Các điều kiện và vệ sinh an toàn vệ sinh lao động phải luôn đáp ứng để vận hàng thiết bị
Đơn vị cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành kiểm định xe
▪️ Để hỗ trợ cho việc kiểm định cần bố trí 1 tài xế để vận hành xe nâng
▪️ Chủ sở hữu xe nâng cần cho xe được nghỉ ngơi trước khi kiểm định
▪️ Cần chuẩn bị các giấy tờ kiểm định và hồ sơ liên quan cho lần kiểm tra gần nhất
▪️ Chuẩn bị các giấy tờ nhập khẩu liên quan đến đặc tính kĩ thuật xe trong trường hợp kiểm định lần đầu
▪️ Cử 1 người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và kí vào các biên bản kiểm định, biên bản hiện trường hoặc biên bản kiến nghị
▪️ Nếu chủ xe vắng mặt thì cần cử người đại diện kí vào các biên bản liên quan.
Chi phí kiểm định LINH HOẠT để đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.
Mọi thắc mắc và cần tư vấn về các dịch vụ liên quan đến kiểm định an toàn xe nâng và các thiết bị theo quy định của pháp luật. Vui lòng liên hệ Công ty Đào tạo an toàn CRS VINA để được tư vấn.
☎☎ Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CRS VINA
Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh
Email: lananhcrsvina@gmail.com
Website: https://daotaoantoan.org/