Home / Dịch vụ / Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động / 5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Mối nguy hiểm là bất cứ điều gì có khả năng gây hại như hóa chất, điện, máy móc không đảm bảo, những công việc yêu cầu cao, căng thẳng.

Rủi ro là khả năng, có thể cao hoặc thấp, mà một người lao động nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi những mối nguy hại như trên. Và những mối nguy hiểm rủi ro khác cùng với một dấu hiệu về mức độ nghiêm trọng của những mối nguy hiểm này.

Rủi ro là tai nạn có thể xảy ra bất ngờ mà chúng ta không lường trước được. Vậy nên, đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một việc giúp nâng cao điều kiện an toàn nơi làm việc cũng như sức khỏe nghề nghề cho người lao động.

Đánh giá rủi ro là hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp. Và cũng là việc làm tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là biện pháp bảo vệ người lao động. Từ đó cũng hạn chế được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Trong qua trình đánh giá rủi ro, người lao động hoặc đại diện của người lao động phải cùng tham gia quá trình này. Họ sẽ có những thông tin hữu ích về việc làm như thế nào để việc đánh giá rủi ro một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

 

5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động
5 bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Bước 1: Nhận diện mối nguy

Việc đầu tiên là cần xác định những tổn hại mà người lao động có thể gặp phải. Có thể thực hiện bằng cách khảo sát nơi làm việc. Khảo sát để xác định những mối nguy hại. Bởi vì khi làm việc tại cơ sở, xưởng, một nơi làm việc lâu ngày, người lao động có thói quen bỏ qua một số mối nguy hiện hữu mà không mọi người không để ý.

Cử cán bộ, người chuyên trách đi bộ quanh nơi làm việc và tìm kiếm những gì mà bạn có thể hoặc cho rằng điều đó sẽ gây ra tai nạn, hoặc mang đến những nguy hại cho công nhân làm việc trong xưởng. Đảm bảo xem xét ở tất cả các khu vực kể cả những khu vực không làm việc thường xuyên.

Khảo sát ý kiến và suy nghĩ của nhân viên về các mối nguy hại tại nơi làm việc. Họ sẽ cung cấp thông tin chính xác, chi tiết hơn. Giúp cán bộ kiểm tra dễ dàng tìm kiếm và nhận biết các mối nguy.

Nếu doanh nghiệp của bạn là thành viên của Hiệp hội Nghề nghiệp. Bạn hãy liên hệ với họ để có những chỉ dẫn hữu ích.

Xem xét lại tất cả hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của công ty, doanh nghiệp. Với cách này, sẽ giúp bạn xác định được các mối nguy hại.

Rút kinh nghiệm từ các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động xảy ra. Việc này giúp bạn xác định được những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Xem xét các yếu tố nguy hại sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người lao động. Như mức độ của tiếng ồn, các loại hóa chất độc hại mà người lao động tiếp xúc. Cũng như cần xem xét các mối nguy hiểm về an toàn lao động.

Bước 2: Xem xét khả năng tổn thương và mức độ tổn thương của từng người

Người đánh giá rủi ro trong an toàn lao động cần xác định được với mỗi mối nguy hại thì ai là người bị ảnh hưởng. Và ảnh hưởng như thế nào. Với mỗi nhóm, bạn hãy xác định những loại tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra.

Một số lao động có yêu cầu đặc thù như người lao động trẻ, lao động mới, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, người khuyết tật có thể phải đối mặt với những rủi ro đặc thù.

Cần lưu ý đến những người có thể không ở nơi làm việc toàn thời gian. Như nhân viên tạp vụ, khách đến thăm, nhân viên bão dưỡng,… Càng nắm rõ càng tốt cho việc phòng ngừa rủi ro.

Những đồng nghiệp của bạn cũng có thể bị tổn thương do các hoạt động của bạn. Bạn cần phải cân nhắc và xem xét công việc của mình có ảnh hưởng như thế nào đến những người đang hiện diện trong cùng không gian làm việc. Hoặc ngược lại, những công việc của đồng nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến bạn.

Tham khảo ý kiến của nhân viên, người lao động xem rủi ro còn có thể tác động như thế nào. Và ảnh hưởng đến các đối tượng nào khác. Bạn có bỏ qua điều gì trong quá trình xem xét hay không?

Với mỗi trường hợp khác nhau bạn cần phải xác định làm sao họ bị tổn thương. Và mức độ tổn thương như thế nào hoặc bệnh tật nào có thể xảy ra.

Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp giúp phòng ngừa.

Sau khi bạn phát hiện được hết các mối nguy bạn sẽ phải quyết định những việc phải làm là gì để bảo vệ người lao động của bạn.

Đầu tiên, bạn cần rà soát lại những thông tin đã thu thập trước đó. Và những suy nghì về điều bạn có thể làm được tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Sau đó, so sánh những điều đó với các chuẩn mực và xem xét bạn nên làm điều gì để đạt chuẩn.

Ở bước này, bạn cần trả lời được 2 câu hỏi:

Bạn có thể loại bỏ hẳn những mối nguy đã xác định được hay không?

Nếu không, làm sao để kiểm soát được những rủi ro đó và tác hại của nó?

Kiểm soát các rủi ro an toàn lao động, bạn hãy áp dụng các nguyên tắc và theo đúng trình tự:

Thử dùng phương án khác ít rủi ro hơn hoặc những phương án có thể thay thế rủi ro.

Tránh tiếp xúc các mối nguy hiểm (có thể bố trí nhân viên bảo vệ để túc trực, rào chắn bảo vệ, dùng vật liệu cách li an toàn,…)

Tổ chức công việc làm sao để giảm việc tiếp xác với mối nguy hiểm, áp dụng các phương pháp làm việc an toàn.

Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân đúng quy định với từng nhóm người làm việc ở những nơi khác nhau. Ví dụ như áo quần bảo hộ, giày dép,…

Cung cấp các công trình phúc lợi: Xây dựng phòng y tế, phòng sơ cấp cứu và phải được trang bị đầy đủ các thiết bị giúp sơ cấp cứu cho người lao động.

Việc cải thiện sức khỏe ngăn ngừa rủi ro do tai nạn lao động có thể không tốn quá nhiều chi phí. Nhưng nếu không bỏ ra khoản chi phí đó thì có thể phải bỏ ra một khoản lớn hơn nếu lỡ may xảy ra tai nạn lao động.

Liên quan đến nhân viên, bạn có thể chắc chắn rằng những gì mà bạn đề xuất có được áp dụng trong thực tế. Và có chắc chắn là sẽ không dẫn tới bất cứ mối nguy hiểm nào không?

Bước 4: Ghi chép những phát hiện của bạn và cách khắc phục

Đưa các kết quả đánh giá rủi ro của bạn vào thực tế, sẽ tạo nên sự khác biệt khi con người và doanh nghiệp của bạn nhận biết được điều này.

Biên soạn các kết quả của đánh giá rủi ro và phổ biến, truyền đạt đến nhân viên của bạn, đồng thời khuyến khích họ làm điều này.

Chúng ta không mong đợi một đánh giá rủi ro thật hoàn hảo. Nhưng nó phải phù hợp và đầy đủ. Nên xây dựng kế hoạch hành động để làm những việc quan trọng trước. Kế hoạch hành động có thể gồm các mục như:

Một số cải tiến ít tốn kém và dễ thực hiện ngay. Đóng vai trò là giải pháp tạm thời cho đến khi có biện pháp kiểm soát đáng tin cậy hơn được áp dụng.

Các giải pháp dài hạn đối với những rủi ro có nhiều khả năng gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.

Những giải pháp dài hạn đối với những rủi ro có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng.

Sắp xếp tập huấn cho người lao động về những rủi ro chính còn tồn tại và cách thức kiểm soát chúng.

Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng những biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì.

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát đánh giá rủi ro và cập nhật khi cần thiết

Trong quá trình phát triển và thay đổi của công ty thì nơi làm việc sẽ không tồn tại với các thiết bị như cũ. Mà phải thường xuyên, định kỳ sẽ có sự thay đổi về quy trình, cách thức làm việc cũng như máy móc nên sẽ nảy sinh ra những mối nguy hiểm mới.

Điều đó có nghĩa là việc đánh giá rủi ro an toàn lao động cần phải dựa trên tính liên tục về mặt thời gian. Chính vì vậy, hàng năm bạn cần phải xem lại là bạn đang ở mức độ nào nhằm đảm bảo rằng bạn vẫn còn tiếp tục cải thiện và chí ít là không trở về mức cũ.

Ghi lại và trình bày các phát hiện, ghi ra những gì người đánh giá xác định được và quyết định từ bước 1 đến bước 4. Bản ghi này nên luôn sẵn sàng để người lao động, người giám sát và thanh tra lao động có thể tiếp cận được.

Cần nhìn vào các bảng đánh giá rủi ro của bạn để xem việc có những cải tiến thường xuyên, định kỳ cần được chú ý.

Khi công việc của doanh nghiệp đang trôi chảy, người ta có thể quá dễ dàng để quên những việc xem xét, đánh giá rủi ro. Nhưng đến khi phát hiện một điều gì đó đã sai lệch thì đã quá trễ.

Tại sao bạn không dành một ngày để xem xét và đánh giá các rủi ro? Viết và lưu ý vào hồ sơ cập nhật như một sự kiện hàng năm.

5/5 - (1 bình chọn)

About Anh Ngô Thị

Avatar of Anh Ngô Thị

Check Also

dien tap ung pho su co hoa chat 21 FILEminimizer

Tư vấn diễn tập ứng phó sự cố hoá chất tại Thái Bình

Tư vấn diễn tập ứng phó sự cố hoá chất tại Thái Bình1 Tư vấn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0984886985